SO SÁNH ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG CỦA BỆNH NHÂN NHỒI MÁU CƠ TIM CẤP KHÔNG ST CHÊNH LÊN CÓ VÀ KHÔNG CÓ RỐI LOẠN CHỨC NĂNG TÂM THU THẤT TRÁI

Trần Nguyễn Phương Hải1,, Nguyễn Minh Kha1,2, Đỗ Nguyễn Tường Đạt2, Trần Đăng Hải2, Hoàng Văn Sỹ1,2
1 Bệnh viện Chợ Rẫy
2 Đại học Y dược Thành phố Hồ Chí Minh

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mở đầu: Nhồi máu cơ tim cấp không ST chênh lên (NMCTKSTCL) là một bệnh lý tim mạch nghiêm trọng với đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng đa dạng. Phân suất tống máu thất trái (LVEF) là yếu tố quan trọng trong tiên lượng bệnh, đặc biệt ở nhóm bệnh nhân có rối loạn chức năng tâm thu thất trái (LVSD). Nghiên cứu này nhằm mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của bệnh nhân NMCTKSTCL và so sánh giữa hai nhóm có và không có LVSD, góp phần tối ưu hóa chiến lược điều trị. Mục tiêu nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng của bệnh nhân NMCTKSTCL và so sánh giữa hai nhóm có và không có LVSD. Đối tượng: Tất cả bệnh nhân được chẩn đoán xác định NMCTKSTCL lần đầu, điều trị tại Bệnh viện Chợ Rẫy từ 02/2024 đến 04/2024. Thiết kế nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả, cắt ngang, tiến cứu. Kết quả: Trong thời gian nghiên cứu, 117 BN NMCTKSTCL nhập viện được đưa vào phân tích. Bệnh nhân NSTEMI trong nghiên cứu có tuổi trung bình 65,5 ± 11,1 tuổi, đa số là nam giới (62,4%) và gần một nửa có tình trạng thừa cân/béo phì (49,6%). Hầu hết bệnh nhân có ít nhất một yếu tố nguy cơ tim mạch do xơ vữa (94,9%), trong đó tăng huyết áp (76,9%) là phổ biến nhất. Phần lớn bệnh nhân nhập viện với Killip I (83,8%), chỉ một tỷ lệ nhỏ có Killip II (14,5%), Killip III (1,7%) và không có trường hợp Killip IV. Về cận lâm sàng, phần lớn bệnh nhân có rối loạn lipid máu, với HDL-C thấp và LDL-C cao hơn mục tiêu điều trị. Điện tâm đồ lúc nhập viện bình thường ở 32,5% bệnh nhân, ST chênh xuống và T đảo ngược ở 67,5% bệnh nhân, trong khi 6,8% có rung nhĩ. Chụp mạch vành cho thấy tỷ lệ bệnh nhân mắc bệnh ba nhánh động mạch vành là 46,2% và bệnh nhiều nhánh chiếm 76,1%. Tỷ lệ BN có rối loạn chức năng tâm thu thất trái (LVSD, LVEF < 50%) là 46,1%. BN có LVSD có tần số tim cao hơn (82 và 77,2 lần/phút, p = 0,033), phân độ Killip ≥ II cao hơn (29,6% và 4,8%, p < 0,001), nồng độ hs-cTnI cao hơn (15314,8 và 3277,8 pg/mL, p < 0,001), CK-MB cao hơn (73,5 và 41,9 U/L, p = 0,003) và thời gian nằm viện dài hơn (5,5 và 5 ngày, p = 0,042). Không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa hai nhóm về các đặc điểm nhân khẩu học, yếu tố nguy cơ tim mạch, đặc điểm mạch vành và một số xét nghiệm sinh hóa khác. Kết luận: Bệnh nhân NSTEMI có LVSD có biểu hiện lâm sàng (Killip) nặng hơn, tổn thương cơ tim (Troponin) nhiều hơn và thời gian nằm viện dài hơn so với nhóm không có LVSD.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Roth GA, Mensah GA, Johnson CO, et al. Global Burden of Cardiovascular Diseases and Risk Factors, 1990–2019. Journal of the American College of Cardiology. 2020;76(25):2982-3021. doi:10.1016/j.jacc.2020.11.010
2. Carias M, Paralta De Figueiredo M, Picarra B, et al. In patients with acute coronary syndromes, left ventricular dysfunction is associated with an increased risk of cardiac arrest. European Journal of Preventive Cardiology. 2023;30(Supplement_1):zwad125.056. doi:10.1093/eurjpc/zwad125.056
3. Miller AL, Dib C, Li L, et al. Left Ventricular Ejection Fraction Assessment Among Patients With Acute Myocardial Infarction and Its Association With Hospital Quality of Care and Evidence-Based Therapy Use. Circ: Cardiovascular Quality and Outcomes. 2012;5(5):662-671. doi:10.1161/CIRCOUTCOMES.112.965012
4. Lang RM, Badano LP, Mor-Avi V, et al. Recommendations for cardiac chamber quantification by echocardiography in adults: an update from the American Society of Echocardiography and the European Association of Cardiovascular Imaging. J Am Soc Echocardiogr. 2015;28(1):1-39.e14. doi:10.1016/ j.echo.2014.10.003
5. Nguyen TH, Nguyen TBY. Đặc điểm và giá trị tiên lượng của dấu hiệu ST chênh xuống ở bệnh nhân nhồi máu cơ tim không ST chênh lên. Tạp chí Tim mạch học Việt Nam. March 4, 2023:58-66.
6. Li L, Zhou X, Jin Z, et al. Clinical characteristics and in-hospital management strategies in patients with acute coronary syndrome: results from 2,096 accredited Chest Pain Centers in China from 2016 to 2021. Cardiology Plus. 2022;7(4):192-199. doi:10.1097/CP9.0000000000000032
7. Kim YH, Her AY, Jeong MH, et al. ST-elevation versus non-ST-elevation myocardial infarction after combined use of statin with renin–angiotensin system inhibitor: Data from the Korea Acute Myocardial Infarction Registry. Cardiol J. 2022;29(4):647-659. doi:10.5603/CJ.a2021.0007
8. Patidar N, Kumar K, Gupta BB, Jha RK. Study of lipid profile of patient with acute myocardial infarction. IJAR. 2022;10(12):1374-1380. doi:10. 21474/IJAR01/15979.