XÁC ĐỊNH THỜI GIAN TRUNG BÌNH RÚT NỘI KHÍ QUẢN SAU KHI HOÁ GIẢI GIÃN CƠ TRÊN NGƯỜI BỆNH PHẪU THUẬT CHƯƠNG TRÌNH
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Đặt vấn đề: Bằng chứng từ nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng tồn dư giãn cơ có liên quan đến nhiều hậu quả bất lợi có thể góp phần gây ra các biến chứng phổi sau phẫu thuật1,2. Trong 5 thập kỷ qua, các thiết bị theo dõi thần kinh cơ đã được sử dụng để kiểm tra tỷ lệ tồn dư giãn cơ sau phẫu thuật trong thực hành lâm sàng quốc tế3. Nhưng không phải cơ sở y tế nào cũng được trang bị đầy đủ các thiết bị theo dõi thần kinh cơ, từ đó tạo ra các khoảng hở không an toàn cho người bệnh. Liệu thiếu phương tiện như vậy thì thời gian trung bình từ lúc tiêm hoá giải giãn cơ cho đến khi rút nội khí quản là bao nhiêu thì đảm bảo an toàn cho người bệnh? Mục tiêu: Xác định thời gian trung bình để rút nội khí quản sau khi tiêm hoá giải giãn cơ và các yếu tố liên quan trên người bệnh phẫu thuật chương trình. Phương pháp: Nghiên cứu cắt ngang phân tích được tiến hành trên 38 người bệnh phẫu thuật chương trình tại Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, từ tháng 2/2024 đến tháng 4/2024. Kết quả: Thời gian trung bình rút nội khí quản sau khi hoá giải giãn cơ bằng Sugammadex trên người bệnh phẫu thuật chương trình là 5,29 ± 3,031 phút. Chúng tôi không xét thấy sự ảnh hưởng của các yếu tố liên quan như tuổi, ASA, BMI, tổng liều Rocuronium, máu mất, lượng dịch truyền, thời gian phẫu thuật, thời gian gây mê. Kết luận: Nên chờ ít nhất 5 phút sau khi tiêm hoá giải giãn cơ Sugammadex và kết hợp với các dấu hiệu lâm sàng khác trong việc đánh giá thời điểm rút nội khí quản để giảm thiểu những biến chứng về hô hấp cho người bệnh.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Thời gian trung bình, thuốc hóa giải, rút nội khí quản
Tài liệu tham khảo
2. Murphy GS, Brull SJ. Quantitative neuromuscular monitoring and postoperative outcomes: a narrative review. Anesthesiology. 2022;136(2):345-361.
3. Flockton EA, Mastronardi P, Hunter JM, et al. Reversal of rocuronium-induced neuromuscular block with sugammadex is faster than reversal of cisatracurium-induced block with neostigmine. Br J Anaesth. 2008;100(5):622-630. doi:10.1093/bja/aen037.
4. Hristovska AM, Duch P, Allingstrup M, Afshari A. The comparative efficacy and safety of sugammadex and neostigmine in reversing neuromuscular blockade in adults: A Cochrane systematic review with meta-analysis and trial sequential analysis. Anaesthesia. 2018;73(5):631-641. doi:10.1111/anae.14160.
5. Togioka BM, Yanez D, Aziz MF, et al. Randomised controlled trial of sugammadex or neostigmine for reversal of neuromuscular block on the incidence of pulmonary complications in older adults undergoing prolonged surgery. Br J Anaesth. 2020;124(5):553-561. doi:10.1016/j.bja. 2020.01.016.
6. Cuong NM, Dinh NV, Trung NN, Nam NV, Giang NT, Kien NT. Đánh giá hiệu quả hoá giải giãn cơ bằng sugammadex sau phẫu thuật lồng ngực có nội soi hỗ trợ. Tạp chí Phẫu thuật Tim mạch và Lồng ngực Việt Nam. 11/05 2020;22: 63-69. doi:10.47972/vjcts. v22i.422
7. Lan W, Tam KW, Chen JT, et al. Cost-Effectiveness of Sugammadex Versus Neostigmine to Reverse Neuromuscular Blockade in a University Hospital in Taiwan: A Propensity Score-Matched Analysis. Healthcare (Basel). Jan 12 2023;11(2)doi:10.3390/healthcare11020240
8. Goodner JA, Likar EJ, Hoff AL, et al. Clinical impact of sugammadex in the reversal of neuromuscular blockade. Cureus. 2021;13(6): e15413. doi:10.7759/cureus.15413.
9. Gu X, Gao R, Li P, et al. Sugammadex enhances recovery after abdominal surgery in cancer patients: A real-world, observational study. Ann Palliat Med. 2021;10(12):12566-12574.