NGHIÊN CỨU TÌNH HÌNH LOÉT BÀN CHÂN VÀ GIÁ TRỊ CỦA FRUCTOSAMIN HUYẾT THANH TRONG QUÁ TRÌNH ĐIỀU TRỊ LOÉT BÀN CHÂN Ở NGƯỜI BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TÍP 2
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu nghiên cứu: Xác định tỉ lệ, một số đặc điểm của loét bàn chân và khảo sát giá trị của nồng độ fructosamin huyết thanh trong quá trình điều trị loét bàn chân ở người bệnh đái tháo đường típ 2 tại Bệnh viện Đa khoa Trung tâm An Giang năm 2024-2025. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang có phân tích trên 310 người bệnh được chẩn đoán đái tháo đường típ 2 nhập viện điều trị tại khoa Nội tiết, Bệnh viện đa khoa Trung tâm An Giang. Thu thập thông tin gồm tiền sử, phân độ và tình trạng vết loét bàn chân, nồng độ fructosamin. Kết quả: tỉ lệ loét bàn chân là 15,8%; đặc điểm loét bàn chân ở đối tượng nghiên cứu chủ yếu có nền vàng (34,7%) và đỏ (32,7%), dịch tiết có mủ (36,7%) và dịch tiết vàng (32,7%), đa số độ sâu vết loét là độ 2 chiếm 51,0%, 40,8% loét tại ngón chân và 59,2% diện tích loét trên 5 cm2. Fructosamin trước điều trị có tương quan thuận mức độ vừa với glucose lúc đói trước điều trị (Pearson’s r = 0,545, p < 0,001); fructosamin với HbA1c trước điều trị có tương quan cường độ mạnh (Pearson's r = 0,619; p < 0,001). Kết luận: Tỉ lệ loét bàn chân độ 2 theo Wagner– Megite cao nhất (48,98%); nhiễm trùng độ 3 theo tiêu chuẩn IDSA chiếm đa số 57,1%. Theo dõi giá trị fructosamin huyết thanh trong điều trị nội trú có thể đánh giá hiệu quả kiểm soát đường huyết khi HbA1C không có giá trị đánh giá giá trị đường huyết giai đoạn ngắn.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Đái tháo đường, loét bàn chân, nồng độ fructosamin
Tài liệu tham khảo
2. Nicolaas C. Schaper. IWGDF Guidelines on the Prevention and Management of Diabetes – related Foot disease. World Diabetic Foot Working Group (IWGDF). 2019.
3. Bộ Y tế. Quyết định số 1530/QĐ-BYT ngày 24 tháng 3 năm 2023 Về việc ban hành tài liệu chuyên môn “Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị loét bàn chân do Đái tháo đường”. 2023.
4. A. Armbruster. Fructosamine: structure, analysis, and clinical usefulness. Clinical Chemistry. 33 (12), pp. 2153 - 2163. 1987.
5. Trương Tuấn Khải. Nồng độ glucose huyết tương lúc đói, fructosamin huyết tương và HbA1C trên bệnh nhân đái thái đường típ 2 tại bệnh viện Trường Đại học Y dược Cần Thơ năm 2021-2022. Tạp chí Y dược học Cần Thơ. 51. 89-95. 2022.
6. Lê Bá Ngọc. Nghiên cứu đặc điểm loét bàn chân và kết quả điều trị giảm tải loét gan bàn chân ở bệnh nhân đái tháo đường. Luận án Tiến sĩ. Trường Đại học Y Hà Nội. 2018.
7. Lường Trọng Bách. Khảo sát giá trị của fructosamine huyết thanh trong theo dõi điều trị bệnh nhân ĐTĐ typ 2 cao tuổi tại Bệnh viện Hữu Nghị. Tạp chí Y học Việt Nam. 507 (2). 69-73. 2021.
8. Đào Thị Thúy. Giá trị xét nghiệm fructosamin huyết thanh trong phản ánh đường huyết lúc đói ở bệnh nhân đái tháo đường có bệnh thận mạn. Tạp chí Y học Việt Nam. 504 (2). 112-116. 2021.
9. Lê Thị Hương Thu. Nồng độ fructosamin huyết thanh trong đánh giá mức độ kiểm soát đường máu ở bệnh nhân đái tháo đường típ 2 điều trị ngoại trú tại Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên. Luận văn tốt nghiệp bác sĩ nội trú. Trường Đại học Y – Dược Thái Nguyên. 2016.