U PHẦN MỀM NÔNG: MỐI QUAN HỆ GIỮA U VÀ MẠC CƠ TRÊN CỘNG HƯỞNG TỪ TRONG CHẨN ĐOÁN TỔN THƯƠNG LÀNH TÍNH VÀ ÁC TÍNH

Nguyễn Duy Hùng1,2,, Hoàng Mai Anh1,2, Đinh Thu Hằng2
1 Trường Đại học Y Hà Nội
2 Bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Nghiên cứu nhằm đánh giá mối quan hệ giữa khối u và mạc cơ trên phim chụp công hưởng từ (MRI) của u phần mềm nông, từ đó cho phép phân biệt giữa tổn thương lành tính và ác tính. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu được tiến hành trên 163 bệnh nhân được chẩn đoán mô bệnh học là u phần mềm nông. Tất cả bệnh nhân đều được chụp MRI thường quy trước khi phẫu thuật hoặc sinh thiết từ tháng 8 năm 2020 đến tháng 8 năm 2024. Các dữ liệu về chụp MRI trước phẫu thuật, kết quả mô bệnh học đều được thu thập hồi cứu. Mối quan hệ giữa khối u và mạc cơ được chia làm 5 nhóm và chúng tôi phân tích khả năng lành tính và ác tính ở mỗi nhóm. Nhóm 1: bao gồm các tổn thương không tiếp xúc với mạc cơ. Nhóm 2: các tổn thương có tiếp xúc với mạc cơ tối thiểu với các góc nhọn. Nhóm 3: các tổn thương có diện tích tiếp xúc với mạc cơ lớn hơn với các góc nhọn hoặc góc vuông lớn hơn. Nhóm 4: các tổn thương tiếp xúc với mạc cơ rộng hơn với các góc tiếp xúc tù. Nhóm 5: tổn thương xuyên qua mạc cơ. Kết quả: Trong 163 bệnh nhân, có 115 bệnh nhân có tổn thương lành tính và 48 bệnh nhân có tổn thương ác tính. Đặc điểm khối u xâm lấn qua lớp mạc cơ (nhóm 5) (p=0.02) cho thấy sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa u phần mềm nông lành tính và ác tính. Xác suất một khối u phần mềm nông xâm lấn qua lớp mạc cơ là ác tính cao hơn 3.5 lần so với khối u lành tính. Kết luận: MRI có giá trị trong việc xác định mối quan hệ giữa khối u phần mềm nông và mạc cơ.  Đặc điểm xâm lấn qua lớp mạc cơ rất có ý nghĩa gợi ý chẩn đoán u phần mềm nông ác tính.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Morel M, Taïeb S, Penel N, et al. Imaging of the most frequent superficial soft-tissue sarcomas. Skeletal Radiol. 2011;40(3):271-284. doi:10.1007/s00256-009-0855-y
2. Bansal A, Goyal S, Goyal A, Jana M. WHO classification of soft tissue tumours 2020: An update and simplified approach for radiologists. Eur J Radiol. 2021;143:109937. doi:10.1016/ j.ejrad.2021.109937
3. Rj G. Size matters for sarcomas! Annals of the Royal College of Surgeons of England. 2006;88(6). doi:10.1308/003588406X130651
4. Galant J, Martí-Bonmatí L, Soler R, et al. Grading of subcutaneous soft tissue tumors by means of their relationship with the superficial fascia on MR imaging. Skeletal Radiol. 1998; 27(12): 657-663. doi:10.1007/ s002560050455
5. Kransdorf M, Jelinek J, Moser R, et al. Soft-tissue masses: diagnosis using MR imaging. American Journal of Roentgenology. 1989;153(3): 541-547. doi:10.2214/ajr.153.3.541
6. Kransdorf MJ, Murphey MD. Radiologic Evaluation of Soft-Tissue Masses: A Current Perspective. American Journal of Roentgenology. 2000; 175(3): 575-587. doi:10.2214/ajr.175.3. 1750575
7. Hoda SA. Enzinger and Weiss’s Soft Tissue Tumors. American Journal of Clinical Pathology. 2020;154(3):424-424. doi:10.1093/ajcp/aqaa078