TỶ LỆ SỐNG SÓT KHI XUẤT VIỆN Ở BỆNH NHÂN NGỪNG TUẦN HOÀN NGOẠI VIỆN VÀ CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG TẠI BỆNH VIỆN BẠCH MAI

Vũ Xuân Thắng1,, Nguyễn Anh Tuấn2, Nguyễn Thị Minh Chính3, Trần Hữu Thông2
1 Bệnh viện Bạch Mai
2 Trường Đại học Y Hà Nội
3 Trường Đại học Điều dưỡng Nam Định

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Xác định tỷ lệ sống sót khi xuất viện ở bệnh nhân cấp cứu ngừng tuần hoàn ngoại viện và một số yếu tố ảnh hưởng đến sự sống còn của người bệnh ngừng tuần hoàn ngoại viện tại bệnh viện Bạch Mai. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang. Kết quả: Nhóm cao tuổi >64, nam giới có tỷ lệ ngừng tuần hoàn cao nhất so với các nhóm còn lại. Bệnh nhân ngừng tuần hoàn thường có tiền sử mắc tim mạch, tăng huyết áp. Tỷ lệ còn sống khi xuất viện do ngừng tuần hoàn là 35,8%, 76,3% bệnh nhân có tình trạng phân loại hoạt động não bộ CPC xấu. Điện tim khi đến cấp cứu bệnh nhân có nhịp VF (rung thất) còn sống khi xuất viện cao gấp 17,1 lần so với nhóm Asystole (vô tâm thu) (OR=17,1; 95% CI: 4,47-65,3) và có ý nghĩa thống kê p<0,001. Bệnh nhân ngừng tuần hoàn được sốc điện còn sống khi xuất viện cao gấp 10,43 lần so với nhóm không sốc điện (OR=10,43; 95% CI: 3,1-34,6) và có ý nghĩa thống kê p<0,001. Kết luận: Bệnh nhân ngừng tuần hoàn do rung thất, được sốc điện và được thực hiện liệu pháp hạ thân nhiệt chủ động có tỷ lệ sống sót khi ra viện cao hơn nhóm còn lại; ngược lại, ép tim bằng máy không làm tăng tỷ lệ còn sống khi ra viện.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. H.B Hải, V.Đ Hùng, Đ.N Sơn. Kết quả khảo sát ngừng tuần hoàn ngoại viện không do chấn thương tại bốn bệnh viện ở hà nội theo mẫu utstein. Tạp chí nghiên cứu Y học. Published online 2020.
2. Do SN, Luong CQ, Pham DT, et al. Survival after out-of-hospital cardiac arrest, Viet Nam: multicentre prospective cohort study. Bull World Health Organ. 2021;99(1):50-61.
3. Gräsner JT, Wnent J, Herlitz J, et al. Survival after out-of-hospital cardiac arrest in Europe - Results of the EuReCa TWO study. Resuscitation. 2020;148:218-226.
4. Larsen MP, Eisenberg MS, Cummins RO, Hallstrom AP. Predicting survival from out-of-hospital cardiac arrest: A graphic model. Annals of Emergency Medicine. 1993;22(11):1652-1658.
5. Lee SH, Lee SY, Park JH, Song KJ, Shin SD. Type of bystander and rate of cardiopulmonary resuscitation in nursing home patients suffering out-of-hospital cardiac arrest. The American Journal of Emergency Medicine. 2021;47:17-23.
6. Ong MEH, Shin SD, De Souza NNA, et al. Outcomes for out-of-hospital cardiac arrests across 7 countries in Asia: The Pan Asian Resuscitation Outcomes Study (PAROS). Resuscitation. 2015;96:100-108.
7. Sasson C, Rogers MAM, Dahl J, Kellermann AL. Predictors of Survival From Out-of-Hospital Cardiac Arrest: A Systematic Review and Meta-Analysis. Circ: Cardiovascular Quality and Outcomes. 2010;3(1):63-81.
8. Vu DH, Hoang BH, Do NS, et al. Why Bystanders Did Not Perform Cardiopulmonary Resuscitation on Out-of-Hospital Cardiac Arrest Patients: A Multi-Center Study in Hanoi (Vietnam). Prehosp Disaster med. 2022;37(1):101-105.