ĐẶC ĐIỂM HÌNH THÁI ỐNG TUỶ CỦA NHÓM RĂNG CỬA VĨNH VIỄN HÀM DƯỚI Ở NHÓM NGƯỜI TRƯỞNG THÀNH TỪ 20 – 25 TUỔI
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Răng cửa vĩnh viễn hàm dưới có hình thái ống tủy đa dạng, với tỷ lệ đáng kể có hai chân răng. Hiểu biết chi tiết về cấu trúc này hỗ trợ điều trị nội nha hiệu quả. Mục tiêu: Xác định đặc điểm hình thái ống tủy của răng cửa vĩnh viễn hàm dưới theo phân loại Vertucci trên phim cắt lớp chùm tia hình nón (CBCT) ở người trưởng thành từ 20-25 tuổi. Đối tượng & phương pháp: Nghiên cứu cắt ngang trên 160 răng cửa hàm dưới. Các răng được xử lý, chụp CBCT và phân tích các yếu tố: (1) Số lượng ống tủy, (2) Phân loại hệ thống ống tủy theo Vertucci, (3) Hình dạng mặt cắt ngang ống tủy ở răng có hệ thống ống tủy Vertucci loại I theo từng phần ba chân răng. Kết quả: Ở răng cửa giữa, tỷ lệ có 1 và 2 ống tủy là ngang nhau. Ở răng cửa bên, 61,25% có 2 ống tủy, cao hơn so với 38,75% có 1 ống tủy. Phân loại theo Vertucci: Loại III phổ biến nhất (49,38%), tiếp theo là loại I (44,37%), loại V (3,80%) và VII (2,50%) ít gặp, không ghi nhận loại II, IV, VIII. Hình dạng mặt cắt ngang của răng có hệ thống ống tủy loại I: Hình tròn chiếm ưu thế ở 1/3 trên và 1/3 chóp. Hình bầu dục dài phổ biến nhất ở 1/3 giữa. Nghiên cứu cung cấp dữ liệu quan trọng giúp tối ưu hóa điều trị nội nha răng cửa hàm dưới.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Răng cửa vĩnh viễn hàm dưới, hình thái ống tuỷ, phân loại Vertucci
Tài liệu tham khảo
2. Karobari MI, Parveen A, Mirza MB, et al. Root and Root Canal Morphology Classification Systems. Int J Dent. 2021;2021:6682189. doi:10.1155/2021/6682189
3. Trịnh TTH. Nghiên Cứu Điều Trị Nội Nha và Đánh Giá Kết Quả Đối Chứng Hệ Thống Hình Thái Ống Tủy Nhóm Răng Cửa Hàm Dưới Vĩnh Viễn. Trường Đại học Y Hà Nội; 2009.
4. Han T, Ma Y, Yang L, Chen X, Zhang X, Wang Y. A study of the root canal morphology of mandibular anterior teeth using cone-beam computed tomography in a Chinese subpopulation. J Endod. 2014;40(9):1309-1314. doi:10.1016/j.joen.2014.05.008
5. Kayaoglu G, Peker I, Gumusok M, Sarikir C, Kayadugun A, Ucok O. Root and canal symmetry in the mandibular anterior teeth of patients attending a dental clinic: CBCT study. Braz Oral Res. 2015;29:S1806-83242015000100283. doi:10.1590/1807-3107BOR-2015.vol29.0090
6. Saati S, Shokri A, Foroozandeh M, Poorolajal J, Mosleh N. Root Morphology and Number of Canals in Mandibular Central and Lateral Incisors Using Cone Beam Computed Tomography. Braz Dent J. 2018;29(3):239-244. doi:10.1590/0103-6440201801925
7. Paes da Silva Ramos Fernandes LM, Rice D, Ordinola-Zapata R, et al. Detection of various anatomic patterns of root canals in mandibular incisors using digital periapical radiography, 3 cone-beam computed tomographic scanners, and micro-computed tomographic imaging. J Endod. 2014; 40(1): 42-45. doi:10.1016/j.joen.2013.09. 039
8. Milanezi de Almeida M, Bernardineli N, Ordinola-Zapata R, et al. Micro-computed tomography analysis of the root canal anatomy and prevalence of oval canals in mandibular incisors. J Endod. 2013;39(12):1529-1533. doi:10.1016/j.joen.2013.08.033
9. Swain MV, Xue J. State of the art of Micro-CT applications in dental research. Int J Oral Sci. 2009;1(4):177-188. doi:10.4248/IJOS09031
10. Shemesh A, Kavalerchik E, Levin A, et al. Root Canal Morphology Evaluation of Central and Lateral Mandibular Incisors Using Cone-beam Computed Tomography in an Israeli Population. J Endod. 2018;44(1): 51-55. doi:10.1016/j.joen. 2017.08.012