NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG TỔN THƯƠNG MI MẮT DO CHẤN THƯƠNG VÀ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA VÙNG TÂY NGUYÊN

Phan Thị Bảo Vi1,, Nguyễn Thị Thu Tâm2, Đỗ Quốc Hiệp3
1 Bệnh viện Đa khoa Vùng Tây Nguyên
2 Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh
3 Bệnh viện Mắt Thành phố Hồ Chí Minh

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Mô tả các đặc điểm lâm sàng và đánh giá kết quả điều trị tổn thương mi mắt do chấn thương tại Bệnh viện Đa khoa Vùng Tây Nguyên. Đối tượng - Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu quan sát mô tả tiến cứu, gồm 86 mắt của 85 bệnh nhân bị chấn thương mi mắt nhập viện tại bệnh viện Đa khoa vùng Tây Nguyên từ tháng 10 năm 2023 đến tháng 5 năm 2024 và được theo dõi hậu phẫu 3 tháng. Kết quả: Mẫu nghiên cứu có tuổi trung bình là: 34,5 ± 18,2 tuổi. Nguyên nhân chấn thương: Tai nạn giao thông 43%, tai nạn sinh hoạt 18,6%, ẩu đã, đánh nhau 17,4%, tai nạn lao động 15,2% và chó cắn 5,8%. Chấn thương cả 2 mắt 1,2%, một mắt 98,8%. Thời gian phẫu thuật trước 24 giờ 74,2%, từ 24 giờ đến 48 giờ 16,1%, 72 giờ đến 7 ngày chiếm 6,5%, sau 7 ngày là 3,2%. Chấn thương đụng dập mi chiếm 27,9%, vết thương mi chiếm 72,1%. Vết thương mi đơn thuần 48,4%, vết thương mi có đứt lệ quản 35,5%, vết thương mi có đứt bờ tự do 16,1%. Các tổn thương phối hợp gồm: sọ não- hàm mặt chiếm 20,9%, nhãn cầu-hốc mắt 34,9%. Chấn thương lệ quản trên 18,2%, lệ quản dưới 81,8%. Điều trị nội khoa 25,6%, ngoại khoa 74,4%. Sau 3 tháng phẫu thuật, 87% bệnh nhân phục hồi tốt về giải phẫu mi mắt, 88,7% bệnh nhân đạt chức năng mi mắt tốt, 88,3% bệnh nhân đạt giải phẫu lệ quản tốt, 72,2% bệnh nhân đạt chức năng lệ quản tốt. 17,7% bệnh nhân có biến chứng, trong đó nhiễm trùng 1,6%, hở mi-lật mi 4,8%, sẹo xấu phì đại 4,8% và lật điểm lệ-mất ống silicon 6,5%. Kết luận: Chấn thương mi mắt gặp đa số ở nam giới trong độ tuổi lao động và do tai nạn giao thông. Nguyên nhân chính ở trẻ em nhập viện là do chó cắn. Chấn thương mi mắt thường kèm theo tổn thương sọ não, nhãn cầu. Các biến chứng vết thương mi thường gây ảnh hưởng đến thẩm mỹ, ảnh hưởng đến cuốc sống bệnh nhân như sẹo xấu, lật mi, hở mi, lật điểm lệ; các biến chứng này không liên quan đến thời gian phẫu thuật và nguyên nhân chấn thương.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Maurya RP, Srivastav T, Singh VP, Mishra CP, Al-Mujaini A. The epidemiology of ocular trauma in Northern India: A teaching hospital study. Oman J Ophthalmol. 2019;12(2):78-83.
2. Doğan E, Coşkun ŞB, Güner Sönmezoğlu B, Alagöz G. Demographic, Etiological, and Clinical Characteristics of Eyelid Lacerations. Turk J Ophthalmol. 2024;54(1):17-22.
3. Cade KL, Taneja K, Jensen A, Rajaii F. Incidence, Characteristics, and Cost of Eyelid Lacerations in the United States from 2006 to 2014. Ophthalmol Ther. 2023;12(1):263-279.
4. Chiang E, Bee C, Harris GJ, Wells TS. Does delayed repair of eyelid lacerations compromise outcome? Am J Emerg Med. 2017;35(11):1766-1767. doi:10.1016/j.ajem.2017.04.062
5. Zagelbaum BM, Starkey C, Hersh PS, Donnenfeld ED, Perry HD, Jeffers JB. The National Basketball Association eye injury study. Arch Ophthalmol. 1995;113(6):749-752. doi:10.1001/archopht.1995.01100060075035
6. He CH, Poulsen DM, Parsikia A, Mbekeani JN. Characteristics of ocular trauma in the United States. Arq Bras Oftalmol. 2022;85(3):240-248. doi:10.5935/0004-2749.20220035
7. Boret C, Brehin C, Cortey C, et al. Pediatric ocular trauma: Characteristics and outcomes among a French cohort (2007-2016). Arch Pediatr. 2020;27(3):128-134.
8. Tabatabaei A, Kasaei A, Nikdel M, et al. Clinical characteristics and causality of eye lid laceration in iran. Oman Med J. 2013;28(2):97-101.
9. Qin YY, Li ZH, Lin FB, et al. Risk factors for persistent epiphora following successful canalicular laceration repair. International Journal of Ophthalmology. 2021;14(1):106.
10. Awidi AA, Zhao J, Li X, et al. Etiology and Characteristics of Patients Presenting with Eyelid Lacerations at a Level 1 Trauma Center. Clin Ophthalmol. 2024;18:929-935.