GIÁ TRỊ CỦA 18F-FDG PET/CT TRONG PHÁT HIỆN TỔN THƯƠNG UNG THƯ VÚ TÁI PHÁT VÀ MỐI LIÊN QUAN VỚI MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu: Đánh giá vai trò của 18F-FDG PET/CT trong phát hiện tổn thương ung thư vú tái phát và mối liên quan đến một số đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng; Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 32 bệnh nhân (BN) tại bệnh viện K, được xác định ung thư vú tái phát, được chụp 18F-FDG PET/CT và đối chiếu với kết quả mô bệnh học hoặc tế bào học. Kết quả: Độ tuổi trung bình của 32 BN nữ trong nghiên cứu là 53,7 (nhỏ nhất là 39 tuổi, lớn nhất là 74 tuổi). Thể giải phẫu bệnh thường gặp nhất là ung thư biểu mô thể ống xâm nhập không phải dạng đặc biệt (chiếm 59,4%). BN được chẩn đoán giai đoạn bệnh tại thời điểm trước tái phát ở giai đoạn II (43,8%) và giai đoạn III (34,4%) với 56,3% trường hợp có di căn hạch. Vị trí phát hiện tái phát hay gặp nhất là hạch (53,1%) và thành ngực (18,8%). Thời gian phát hiện bệnh tái phát trung vị là 25 tháng. 18F-FDG PET/CT chẩn đoán chính xác bệnh tái phát ở 28 trường hợp (độ nhạy 87,5%) với chỉ số SUVmax trung bình là 10,2 và phát hiện thêm các tổn thương di căn ở vị trị khác trong 15/28 trường hợp. Chỉ số SUVmax cao hơn ở nhóm BN có giai đoạn muộn, có di căn hạch, thụ thể ER âm tính, thụ thể PR âm tính. Không có sự khác biệt về chỉ số SUVmax ở các nhóm mô bệnh học. Kết luận: 18F-FDG PET/CT có độ nhạy cao trong phát hiện tổn thương ung thư vú tái phát; có sự khác biệt có ý nghĩa thống kể về chỉ số SUVmax theo các đặc điểm tình trạng di căn hạch, giai đoạn bệnh, tình trạng ER,PR.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
ung thư vú tái phát, 18F-FDG PET/CT, đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng
Tài liệu tham khảo
2. Donald C, Matthew G.D, Brian M.M, et al. Breast cancer recurrence: factors impacting occurrence and survival. Ir J Med Sci.2022; 191(6): 2501-2510.
3. Zhang-Yin J. State of the Art in 2022 PET/CT in Breast Cancer: A Review. J Clin Med, 2023; 12(3): 968
4. Yu X, Ling W, Xuehua J, et al. Diagnostic efficacy of 18F-FDG-PET or PET/CT in breast cancer with suspected recurrence: a systematic review and meta-analysis. Nucl Med Commun. 2016; 37(11): 1180-1188.
5. Taalab K, Abutaleb A.S, Moftah S.sG, et al. The diagnostic value of PET/CT in breast cancer recurrence and metastases. Egyptian J. Nucl. 2017;15(2): 37-51.
6. Ying D, Haifeng H, Chunyan W.D.Y, et al. The diagnostic value of 18F-FDG PET/CT in association with serum tumor marker assays in breast cancer recurrence and metastasis. Biomed Res Int. 2015; 2015: 489021.
7. Bawinile H, Lerwine H, Tasmeera E, et al. The Role of PET/CT in Breast Cancer. Diagnostics (Basel).2023;13(4):597.
8. Sinn H.P and Kreipe H. A Brief Overview of the WHO Classification of Breast Tumors, 4th Edition, Focusing on Issues and Updates from the 3rd Edition. Breast Care (Basel). 2013; 8(2):149-154.
9. Armando E.G, Stephen B.E, Gabriel N.H. Eighth Edition of the AJCC Cancer Staging Manual: Breast Cancer. Ann Surg Oncol. 2018; 25(7): 1783-1785.
10. Almir G.V.B.V, Eduardo N.P.L, Rubens C, et al. Correlation between PET/CT results and histological and immunohistochemical findings in breast carcinomas. Radiol Bras. 2014; 47(2):67-73.