TÌNH TRẠNG DINH DƯỠNG CỦA SẢN PHỤ ĐẾN KHÁM THAI TẠI KHOA SẢN BỆNH VIỆN ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI

Nguyễn Lê Minh, Nguyễn Thị Bích Vân1, Đỗ Nam Khánh1, Nguyễn Thúy Hằng1, Phạm Thanh Huyền1
1 Trường Đại học Y Hà Nội

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Đánh giá tình trạng dinh dưỡng của sản phụ đến khám thai tại khoa Sản, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội năm 2024. Phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 121 sản phụ đến khám thai tại khoa Sản, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội. Thu thập các chỉ số nhân trắc của sản phụ trước và khi đang mang thai. Kết quả: Trong 121 đối tượng nghiên cứu, độ tuổi trung bình của phụ nữ mang thai đến khám là 28,7±4,6 max 43 min 19, độ tuổi 25-35 chiếm tỷ lệ nhiều nhất 76,9%, độ tuổi<25 tuổi chiếm 14,1% và trên 35 tuổi chiếm 9,1%.Tuổi trung bình phụ nữ mang thai trong nghiên cứu là 28±4,6 tuổi. Về trình độ học vấn, chủ yếu các sản phụ có trình độ cao đẳng/đại học chiếm 85,1%,trình độ trung học phổ thông chỉ chiếm 14,9%. Chủ yếu sản phụ đến khám không có có bệnh lý nào đang mắc phải chiếm 96,7%,có chiếm 3,3% đó là đái tháo đường thai kỳ. Tình trạng dinh dưỡng theo BMI trước khi mang thai: 14,9% phụ nữ thiếu năng lượng trường diễn, 4,9% thừa cân/béo phì. MUAC: 11,6% suy dinh dưỡng, BMI dựa trên MUAC: 16,5% phụ nữ suy dinh dưỡng, 1,7% thừa cân/béo phì; tăng cân theo khuyến nghị IOM có 37% tăng cân dưới và 20,8% tăng cân trên mức khuyến nghị. Kết luận: Tỷ lệ sản phụ có tình trạng suy dinh dưỡng vẫn chiếm tỷ lệ khá cao, cần có những tư vấn để cải thiện tình trạng dinh dưỡng phù hợp với từng đối tượng sản phụ.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Black, R.E., Allen, L.H., Bhutta, Z.A., Caulfield, L.E., De Onis, M., et al. Maternal and Child Undernutrition: Global and Regional Exposures and Health Consequences. 2018 Lancet, 371, 243-260.http://dx.doi.org/10.1016/ S0140-6736(07)61690-0.
2. Nguyen CL, Nguyen PTH, Chu TK, et al. Cohort profile: maternal lifestyle and diet in relation to pregnancy, postpartum and infant health outcomes in Vietnam: A multicentre prospective cohort study. BMJ Open. 2017;7(9):e016794.
3. ECA A NW. The Cost of Hunger in Africa: Social and Economic Impact of Child Under nutrition in Egypt, Ethiopia, Swaziland and Uganda Background paper Abuja, Nigeria; 2014.
4. Hồ Thu Thủy, Ninh Thị Bích Ngọc, Nguyễn Thị Hương Lan. Kiến thức, thực hành dinh dưỡng và một số yếu tố liên quan ở phụ nữ có thai đến khám tại bệnh viện Phụ Sản Hà Nội năm 2022-2023..Tạp chí Dinh Dưỡng và Thực Phẩm. 2023;19(6):10-19. doi:10.56283/1859-0381/652.
5. Alkalash SH, Elnady RT, Khalil NA, Hegazy NN. Dietary Practice and Nutritional Status Among Pregnant Women Affending Antenal Care of Egyptian, Rural Family Health Unit.
6. Adikaki AMNT, Sivakanesan R. Wijesinghe DGNG, Liyanage C. Assessing the nutritional status of pregnant women in rural areas Sri Lanka. Agrics res.2016; 27 (2): 203.doi: 10.4038/tar.v27i2.8186
7. Đỗ Hải Anh. Thực hành dinh dưỡng và mức tăng cân trong thai kỳ của phụ nữ mang thai tại Hà Nội năm 2020. Tạp chí Y Học Việt Nam.Tháng 5 số 2 tập 526,2023.
8. Nguyễn Thị Thu Liễu, Nguyễn Quỳnh Nhung, Đào Thị Hoa, Đinh Bích Thủy, Nguyễn Thị Vân Anh, và Trần Danh Cường. 2023. Tình trạng Dinh dưỡng Theo Chu Vi vòng cánh Tay Và một số yếu tố Liên Quan ở phụ nữ Mang Thai đến khám tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương năm 2023. Tạp Chí Y học Dự phòng 33 (4 Phụ bản):59-65. https://doi.org/10.51403/0868-2836/ 2023/1227.