ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG VÀ HÌNH ẢNH CỦA LẠC NỘI MẠC TỬ CUNG THÀNH BỤNG CỦA BỆNH NHÂN ĐƯỢC ĐIỀU TRỊ BẰNG SÓNG CAO TẦN TẠI BỆNH VIỆN ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI

Nguyễn Thái Bình1,2,, Lê Ngọc Trung1
1 Trường Đại Học Y Hà Nội
2 Bệnh viện Đại Học Y Hà Nội

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Nghiên cứu (NC) mô tả đặc điểm lâm sàng và hình ảnh của người bệnh lạc nội mạc tử cung (LNMTC) thành bụng được đốt sóng cao tần tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: NC hồi cứu trên 17 bệnh nhân (BN) với 28 tổn thương LNMTC ở thành bụng đã được điều trị đốt sóng cao tần dưới hướng dẫn siêu âm từ tháng 11/2023 đến tháng 3/2025. BN được chẩn đoán bằng lâm sàng, chẩn đoán hình ảnh hoặc giải phẫu bệnh lý thông qua sinh thiết tổn thương. Kết quả: Tuổi trung bình BN là: 35.53 ± 4.99. Triệu chứng lâm sàng của BN chủ yếu là sờ thấy khối (88.2%) và đau bụng theo chu kỳ kinh (76.5%). 100% BN có tiền sử mổ lấy thai. Thời gian tiềm tàng trung bình từ lần mổ lấy thai gần nhất đến khi khởi phát triệu chứng là 2.69 ± 2.25 (năm). Đặc điểm tổn thương trên siêu âm: giảm âm, không đồng nhất (100%), ranh giới không rõ (84.6%), dạng đặc (73.1%), có tín hiệu mạch trên siêu âm Doppler (41.2%). Vị trí tổn thương: cơ thành bụng (23.1%), mỡ dưới da (30.8%), cả lớp mỡ dưới da và cơ thành bụng (46.1%). Đặc điểm tổn thương trên cộng hưởng từ (CHT): tăng tín hiệu trên T1W so với cơ (33.3%), đồng tín hiệu so với cơ trên T1W(40.7%), tăng tín hiệu trên T2W (51.9%), hỗn hợp tín hiệu trên T2 (40.7%), tăng tín hiệu trên T1FS (74.1%), có 25.9% số tổn thương hạn chế khuếch tán trên DWI/ADC, 92.6% số tổn thương ngấm thuốc mạnh sau tiêm. Ngoài ra có 11.8% BN phát hiện nang lạc nội mạch tử cung ở buồng trứng. Kết luận: Lạc nội mạc tử cung ở thành bụng thường gặp ở phụ nữ trong độ tuổi sinh sản có tiền sử mổ lấy thai. Các dấu hiệu đau bụng theo chu kỳ kinh và sờ thấy khối gợi ý bệnh. Siêu âm và CHT giúp xác định tổn thương, số lượng, vị trí tương quan với các cấu trúc thành bụng và mức độ ngấm thuốc, giúp định hướng chẩn đoán bệnh và điều trị.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Busard MPH, Mijatovic V, van Kuijk C, Hompes PGA, van Waesberghe JHTM. Appearance of abdominal wall endometriosis on MR imaging. Eur Radiol. 2010;20(5):1267–76.
2. Bektaş H, Bilsel Y, Sari YS, Ersöz F, Koç O, Deniz M, et al. Abdominal wall endometrioma; a 10-year experience and brief review of the literature. J Surg Res. 2010 Nov;164(1):e77-81.
3. Benedetto C, Cacozza D, de Sousa Costa D, Coloma Cruz A, Tessmann Zomer M, Cosma S, et al. Abdominal wall endometriosis: Report of 83 cases. International Journal of Gynecology & Obstetrics. 2022;159(2):530–6.
4. Khan Z, Zanfagnin V, El-Nashar SA, Famuyide AO, Daftary GS, Hopkins MR. Risk Factors, Clinical Presentation, and Outcomes for Abdominal Wall Endometriosis. J Minim Invasive Gynecol. 2017;24(3):478–84.
5. Rindos NB, Mansuria S. Diagnosis and Management of Abdominal Wall Endometriosis: A Systematic Review and Clinical Recommendations. Obstetrical & Gynecological Survey. 2017 Feb;72(2):116.
6. Hensen JHJ, Van Breda Vriesman AC, Puylaert JBCM. Abdominal Wall Endometriosis: Clinical Presentation and Imaging Features with Emphasis on Sonography. American Journal of Roentgenology. 2006 Mar;186(3):616–20.
7. Solak A, Genç B, Yalaz S, Şahin N, Sezer TÖ, Solak İ. Abdominal Wall Endometrioma: Ultrasonographic Features and Correlation with Clinical Findings. Balkan Med J. 2013 Jun;30(2):155–60.
8. Yu CY, Perez-Reyes M, Brown JJ, Borrello JA. MR appearance of umbilical endometriosis. J Comput Assist Tomogr. 1994;18(2):269–71.