TỶ LỆ TỬ VONG NỘI VIỆN VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN Ở BỆNH NHÂN CAO TUỔI BỊ XUẤT HUYẾT TIÊU HOÁ TRÊN DO LOÉT DẠ DÀY TÁ TRÀNG

Doãn Thái Kỳ1,, Dương Đức Anh2, Trần Ngô Gia Huy2
1 Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
2 Trường đại học VinUniversity

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Xác định tỷ lệ tử vong nội viện và các yếu tố liên quan tới tử vong nội viện ở các bệnh nhân cao tuổi nhập viện vì xuất huyết tiêu hoá do loét dạ dày tá tràng. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu hồi cứu thu thập số liệu của 204 bệnh nhân tuổi trên 65, bị xuất huyết tiêu hoá do loét dạ dày tá tràng, điều trị nội trú tại Bệnh viện TƯQĐ 108 từ tháng 1 năm 2020 đến tháng 2 năm 2025. Kết quả: Tuổi trung bình của bệnh nhân là 81,2 ±8,3. Tỷ lệ tử vong nội viện là 13,3%. Không có sự khác biệt về tỷ lệ giới và độ tuổi trung bình giữa nhóm tử vong và nhóm sống còn. Phân tích hồi quy đơn biến cho thấy, có ngất trên lâm sàng, nhịp tim và nồng độ albumin huyết thanh, hình ảnh nội soi phân loại Forrest IA, tái xuất huyết và cần truyền máu là các yếu tố liên quan đến tử vong nội viện. Phân tích đa biến chỉ có nhịp tim, albumin và tái xuất huyết là các yếu tố tiên lượng đến tử vong. Kết luận: Tỷ lệ tử vong nội viện ở các bệnh nhân cao tuổi bị xuất huyết do loét dạ dày tá tràng khá cao. Nhịp tim, albumin huyết thanh lúc nhập viện và tái xuất huyết là các yếu tố tiên lượng độc lập đến tử vong.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Thái Đức Trí, Trần Hà Hiếu, Lê Nguyễn Đình Hải, Phạm Ngọc Thúy, Nguyễn Thị Lộc, Phạm Thị Thảo. Giá trị thang điểm PNED trong tiên lượng bệnh nhân xuất huyết tiêu hoá trên không do dãn tĩnh mạch tại Bệnh viện Nhân dân 115. Tạp chí Y Dược Lâm sàng 108. Tập 19, số 1/ 2024. trang 54-60, doi:10.52389/ydls.v19i1.2114
2. Stéphane Nahon, Nouel O, Hagege H, et al. Favorable Prognosis of Upper-Gastrointestinal Bleeding in 1041 Older Patients: Results of a Prospective Multicenter Study. Clinical Gastroenterology and Hepatology. 2008;6(8):886-892. doi:10.1016/j.cgh.2008.02.064
3. Mohamed A. Elsebaey, Elashry H, Elbedewy TA, et al. Predictors of in-hospital mortality in a cohort of elderly Egyptian patients with acute upper gastrointestinal bleeding. Medicine. 2018; 97(16): e0403. doi:10.1097/MD. 0000000000010403.
4. Ziad Aljarad, Bashir Badawi Mobayed. The mortality rate among patients with acute upper GI bleeding (with/without EGD) at Aleppo University Hospital: A retrospective Study. Annal of Medicine and Surgery, 71(2021), 102958
5. Thirada Thongbai, Thanapirom K, Ridtitid W, et al. Factors predicting mortality of elderly patients with acute upper gastrointestinal bleeding. Asian Biomedicine. 2017;10(2):115-122. doi:10.5372/1905-7415.1002.471
6. Emine Emektar, Dağar S, Çorbacıoğlu ŞK, et al. Predictors of Mortality in Geriatric Patients with Upper Gastrointestinal Bleeding. Eurasian J Emerg Med. 2020;19(4): 197-202. doi:10.4274/ eajem.galenos.2020.98853
7. Phunchai Charatcharoenwitthaya, Nonthalee Pausawasdi, Nuttiya Laosanguaneak, Jakkrapan Bubthamala, Tawesak Tanwandee, Somchai Leelakusolvong. Characteristics and outcomes of acute upper gastrointestinal bleeding after therapeutic endoscopy in the elderly. World J Gastroenterol. 2011;17(32): 3724-3732. doi:10. 3748/wjg.v17.i32.3724