KẾT QUẢ GIẢM ĐAU VÀ PHỤC HỒI CHỨC NĂNG CỘT SỐNG Ở NGƯỜI BỆNH TRƯỢT ĐỐT SỐNG HAI TẦNG ĐIỀU TRỊ BẰNG PHẪU THUẬT ÍT XÂM LẤN CỐ ĐỊNH CỘT SỐNG QUA VÀ GHÉP XƯƠNG LIÊN THÂN ĐỐT QUA LỖ LIÊN HỢP
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Trong thập kỷ qua, phương pháp phẫu thuật ít xâm lấn cố định cột sống bằng vít qua da và ghép xương liên thân đốt qua lỗ liên hợp qua ống nong (MIS TLIF) ngày càng được sử dụng thường quy thay thế cho các phương pháp phẫu thuật mổ mở thông thường1. Trượt đốt sống thắt lưng là nguyên nhân chính gây mất vững cột sống và hẹp ống sống với hai biểu hiện chính là đau lưng và chèn ép rễ thần kinh2. Trong số đó, số bệnh nhân bị trượt đốt sống hai tầng ít gặp, nhưng thường gây biến dạng cột sống và ảnh hưởng rất lớn đến chức năng cột sống. Để đánh giá về hiệu quả giảm đau và chỉ số hạn chế chức năng cột sống sau phẫu thuật, nghiên cứu của chúng tôi tiến hành trên 22 người bệnh có trượt đốt sống hai tầng có phẫu thuật ít xấm lấn trong thời gian 5 năm (2019-2023) được đánh giá và thu thập theo bệnh án nghiên cứu tại thời điểm trước phẫu thuật và sau phẫu thuật ở thời điểm trước khi ra viện. Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy 63.6% người bệnh từ 50 tuổi trở lên, số lượng bệnh nhân nữ chiếm 72.7%, gấp 2,67 lần bệnh nhân nam, bệnh nhân có địa chỉ tại các tỉnh nhiều gấp đôi số lượng người bệnh ở Hà Nội chiếm 63.6%. Điểm đau trung bình theo VAS lưng, chân trước và sau phẫu thuật có mối liên quan ý nghĩa thống kê với P<0,05. Phương pháp phẫu thuật ít xâm lấn có hiệu quả giúp giảm đau sau phẫu thuật nhiều tầng đốt sống, >Bên cạnh đó yếu tố số tầng phẫu thuật càng nhiều, mức độ trượt càng lớn dẫn tới chỉ số hạn chế chức năng cột sống càng cao, mối tương quan này có ý nghĩa thống kê với p<0.05.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
trượt đốt sống thắt lưng, trượt đốt sống thắt lưng hai tầng, cố định cột sống và ghép xương liên thân đốt ít xâm lấn
Tài liệu tham khảo
2. Dorow M, Löbner M, Stein J, et al. Risk Factors for Postoperative Pain Intensity in Patients Undergoing Lumbar Disc Surgery: A Systematic Review. PLoS One. 2017;12(1): e0170303. doi:10.1371/journal.pone.0170303
3. Pruttikul P, Chobchai W, Pluemvitayaporn T, Kunakornsawat S, Piyaskulkaew C, Kittithamvongs P. Comparison of post-operative wound pain between interlaminar and transforaminal endoscopic spine surgery: which is superior? Eur J Orthop Surg Traumatol. 2022;32(5): 909-914. doi:10.1007/s00590-021-03065-2
4. oswestry-2.pdf. Accessed October 13, 2023. https://www.aaos.org/globalassets/quality-and-practice-resources/patient-reported-outcome-measures/spine/oswestry-2.pdf
5. Cui G, Han X, Wei Y, et al. Robot‐Assisted Minimally Invasive Transforaminal Lumbar Interbody Fusion in the Treatment of Lumbar Spondylolisthesis. Orthop Surg. 2021;13(7):1960-1968. doi:10.1111/os.13044
6. Hung SF, Liao JC, Tsai TT, et al. Comparison of outcomes between indirect decompression of oblique lumbar interbody fusion and MIS-TLIF in one single-level lumbar spondylosis. Sci Rep. 2021;11(1): 12783. doi:10.1038/s41598-021-92330-9
7. Vân NT, Mai NTN, Nga NT, et al. Khảo sát sự hài lòng của người bệnh khi sử dụng giảm đau ngoài màng cứng sau phẫu thuật cố định cột sống. Journal of 108 - Clinical Medicine and Phamarcy. Published online November 12, 2022. doi:10.52389/ydls.v17iDB.1442
8. Phương VH, Tuấn NA. So sánh hiệu quả giảm đau sau mổ của phương pháp gây tê cơ dựng sống thắt lưng hai bên so với phương pháp pca morphin ở bệnh nhân phẫu thuật cột sống thắt lưng. TCNCYH 143 (7)-2021: 41-47.
9. Nguyen et al. A cross-sectional study of MIS TLIF in treatment of spondylolisthesis: initial good results from 92 Vietnamese patients. Annals of Medicine & Surgery (2023) 85:2518–2521