MÔ HÌNH NHIỄM KHUẨN SƠ SINH ĐIỀU TRỊ TẠI BỆNH VIỆN NHI THÁI BÌNH NĂM 2024
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu: Mô tả mô hình nhiễm khuẩn sơ sinh điều trị tại bệnh viện Nhi Thái Bình năm 2024. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Thiết kế nghiên cứu mô tả cắt ngang gồm 1034 bệnh nhân nhiễm khuẩn sơ sinh điều trị từ tháng 1 đến tháng 12 năm 2024 tại khoa Sơ sinh và khoa Hồi sức tích cực bệnh viện Nhi Thái Bình. Kết quả: Trong nghiên cứu năm 2024 về nhiễm khuẩn sơ sinh (NKSS) trên 1.034 trẻ, phần lớn bệnh nhân là trẻ đủ tháng (75,4%) và nam giới chiếm tỷ lệ cao hơn (62,8%). Đẻ mổ phổ biến hơn (57,4%), yếu tố nguy cơ từ mẹ thường gặp nhất là viêm nhiễm phụ khoa (17,3%). Về triệu chứng lâm sàng, biểu hiện hô hấp là thường gặp (75,6%), tiếp theo là tổn thương da, niêm mạc (57,7%) và triệu chứng tuần hoàn (20,6%). Một số trẻ có biểu hiện sốt (7,8%) hoặc hạ thân nhiệt (8,9%). Xét nghiệm cho thấy 2,1% trẻ giảm bạch cầu < 5G/l, 3,1% tăng bạch cầu > 25G/l, 10,6% có CRP ≥ 10 mg/dl và 3,0% giảm tiểu cầu < 150G/l. NKSS muộn chiếm ưu thế (76,8%), với viêm phổi là bệnh phổ biến (59,2%), trong khi viêm màng não (2,0%) và nhiễm khuẩn huyết (0,9%) ít gặp hơn. Kết quả điều trị khả quan với 89,7% trẻ khỏi bệnh, tuy nhiên vẫn có 3,9% phải chuyển viện và 2,2% tử vong. Thời gian điều trị trung bình là 12,84 ± 6,99 ngày. Kết luận: Nhiễm khuẩn sơ sinh chủ yếu xảy ra ở trẻ đủ tháng, trong đó viêm phổi là bệnh phổ biến nhất. Kết quả điều trị khả quan và cần tiếp tục nâng cao chất lượng chăm sóc để giảm chuyển viện và tử vong.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Nhiễm khuẩn sơ sinh, sơ sinh, trẻ sơ sinh
Tài liệu tham khảo
2. Seale AC, Blencowe H, Manu AA, et al, (2014). Estimates of possible severe bacterial infection in neonates in sub-Saharan Africa, south Asia, and Latin America for 2012: a systematic review and meta-analysis. Lancet Infect Dis;14(8): 731-741. doi: 10.1016/S1473-3099(14)70804-7.
3. Ngô Thị Hiếu Minh, Đặng Văn Xuyên, Trần Minh Điển. Một số đặc điểm dịch tễ học nhiễm khuẩn sơ sinh tại bệnh viện Nhi Trung Ương. Tạp chí Truyền Nhiễm Việt Nam, số 01(45).2024. Tr 47 - 53.
4. Trần Diệu Linh. Một số nhận xét về tình hình nhiễm khuẩn sơ sinh sớm ở trẻ đủ tháng tại trung tâm chăm sóc và điều trị sơ sinh bệnh viện phụ sản Trung Ương. Tạp chí phụ sản- 13(2), 118-121, 2015.
5. Siba Prosad Paul, Henna Khattak, Prashant Karkala Kini et al, (2022). NICE guideline review: neonatal infection: antibiotics for prevention and treatment (NG195). Arch Dis Child Educ Pract Ed 2022;107: 292–297. doi:10.1136/ archdischild-2021-322349
6. Trịnh Thị Thúy, Lê Kiến Ngãi, Ngô Thị Thu Hương. Nhận xét tình trạng nhiễm khuẩn sơ sinh tại bệnh viện Nhi Thanh Hóa năm 2022. Tạp chí Y Học Việt Nam, Tập 531, tháng 10, số 1. 2023, Tr 282 - 286
7. Kenza Hattoufi, Majdouline Obtel, Hassan Aguenaou et al. Early-Onset Neonatal Sepsis: A Retrospective Study among 1,119 Moroccan Newborns Admitted to the National Reference Center in Neonatology and Nutrition, Rabat, Morocco. Iranian Journal of Neonatology. 2021, 12 (4).
8. Nguyễn Hữu Sơn. Căn nguyên và kết quả điều trị một số bệnh nhiễm khuẩn sơ sinh thường gặp tại bệnh viện Sản Nhi Nghệ An năm 2022. Luận văn chuyên khoa II, Đại học Y Hà Nội, 2023