HIỆU QUẢ VÀ AN TOÀN CỦA KHỞI PHÁT CHUYỂN DẠ BẰNG DINOPROSTONE TRÊN THAI QUÁ NGÀY DỰ SINH CÓ CHỈ SỐ BISHOP CẢI TIẾN <6 TẠI BỆNH VIỆN PHỤ SẢN THÀNH PHỐ CẦN THƠ NĂM 2024

Lâm Đức Tâm1,, Lâm Thị Ngọc Thảo1, Huỳnh Thanh Liêm2, Lê Minh Triết2, Nguyễn Thanh Thủy2
1 Trường Đại học Y Dược Cần Thơ
2 Bệnh viện Phụ sản thành phố Cần Thơ

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Khởi phát chuyển dạ (KPCD) là biện pháp can thiệp trong sản khoa giúp thai phụ sinh thường, giảm tỉ lệ mổ lấy thai, được đánh giá qua chỉ số Bishop. Việc kết hợp siêu âm đo độ dài cổ tử cung (CTC) để tạo ra chỉ số Bishop cải tiến đã nâng cao hiệu quả của KPCD. Mục tiêu: Khảo sát tính hiệu quả, an toàn của Dinoprostone đặt âm đạo làm chính muồi CTC và đặc điểm lâm sàng của việc KPCD trên thai quá ngày dự sinh với điểm Bishop cải tiến <6 và không có chống chỉ định sinh ngã âm đạo. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang có phân tích trên 65 trường hợp thai quá ngày dự sinh có chỉ định KPCD bằng Dinoprostone tại Bệnh viện Phụ sản thành phố Cần Thơ trong năm 2024 với đánh giá CTC bằng thang điểm Bishop cải tiến. Kết quả: Tỉ lệ thành công của KPCD là 64,62%. Yếu tố liên quan đến thành công là chỉ số Bishop cải tiến trước KPCD (OR = 0,677, KTC 95% [0,464-0,986], p=0,042). Yếu tố ảnh hưởng đến khả năng sinh ngã âm đạo gồm tiền sử sản khoa, chỉ số Bishop sau KPCD và cân nặng sơ sinh. Tác dụng ngoại ý gồm CTG nhóm II (9,2%), gò tử cung cường tính (30,7%), và 6,2% phải mổ lấy thai do không thể điều chỉnh. Không có băng huyết sau sinh, nhiễm trùng, bé vàng da hay suy hô hấp, phản ứng dị ứng thuốc nghiêm trọng khi đặt thuốc. Kết luận: Dinoprostone là phương pháp hiệu quả và an toàn để biến đổi thuận lợi CTC và giúp KPCD thành công. Chỉ số Bishop cải tiến giúp tiên lượng khả năng thành công KPCD.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Bộ môn Phụ sản Đại học Y Dược Huế (2022), "Các phương pháp khởi phát chuyển dạ", NXB Đại học Huế (Sản Phụ khoa tập 1), pp. 444-462.
2. Vũ Văn Minh (2012), Nghiên cứu hiệu quả khởi phát chuyển dạ của Prostaglandin E2 trên những thai phụ thiểu ối tại Bệnh viện Phụ sản Hà Nội, Luận văn Thạc sĩ Y học.
3. Nguyễn Hoàng Uyên Nhi (2023), Nghiên cứu kết quả khởi phát chuyển dạ dựa vào chỉ số cổ tử cung trên siêu âm đường âm đạo ở thai đủ tháng, Luận văn tốt nghiệp, Trường Đại Học Y Dược Huế.
4. Nguyễn Trọng Thuyết (2023), Đánh giá hiệu quả khởi phát chuyển dạ bằng phương pháp đặt sonde Foley và Propess ở sản phụ có chỉ số Bishop <6 điểm, Luận văn tốt nghiệp, Trường Đại học Y Dược Huế.
5. Huỳnh Nguyễn Khánh Trang, Tăng Thường Bản, (2021), "Hiệu quả của propess làm chín mùi cổ tử cung và khởi phát chuyển dạ trên thai đủ trưởng thành tại bệnh viện hùng vương", Tạp chí Y học Tp Hồ Chí Minh, 25(01), pp. 238-243.
6. Ihab Serag Allam Gaser Mohamed El Bishry, Radwa Rasheedy,, Abdelrahman Mahmoud (2019), "Accuracy of the Manipal Cervical Scoring System for predicting successful induction of labour", Journal of Obstetrics Gynaecology, 39(8), pp. 1057-1064.
7. Kah Abang Chew Hananah Zainab Abdullah, V Teik Archives of Medical Scienceelayudham, V Ramesh Yahaya, Amilia Afzan Zainab Jamil, MuhammadNur Mohd Abu, Azrai Ghani, Azurah Nor Abdul Ismail, (2022), "Pre-induction cervical assessment using transvaginal ultrasound versus Bishops cervical scoring as predictors of successful induction of labour in term pregnancies: A hospital-based comparative clinical trial", Azlin Mohamed PLoS One, 17(1), pp. e0262387.
8. Keisuke Ishii Hiroak iItoh, Naoya Shigeta, Atsuo Itakura, Hiromi Hamada, Takeshi Nagamatsu,Tomohiko Ishida, Yasuaki Bungyoku, Ali Falahati, Miori Tomisaka (2021), "Efficacy and safety of controlled‐release dinoprostone vaginal delivery system (PROPESS) in Japanese pregnant women requiring cervical ripening: results from a multicenter, randomized, double‐blind, placebo‐controlled phase III study", Journal of Obstetrics Gynaecology Research, 47(1), pp. 216-225.
9. Rajesh Bhakta Neha Bajpai, Pratap Kumar, Lavanya Rai, Shripad Hebbar, (2015), "Manipal cervical scoring system by transvaginal ultrasound in predicting successful labour induction", Journal of clinical diagnostic research: JCDR, 9(5), pp. QC04.
10. Mehmet Kulhan Nur Gozde Kulhan (2019), "Labor induction in term nulliparous women with premature rupture of membranes: oxytocin versus dinoprostone", Archives of Medical Science, 15(4), pp. 896-901.