KHẢO SÁT NỒNG ĐỘ APOLIPOPROTEIN B Ở BỆNH NHÂN HỘI CHỨNG MẠCH VÀNH CẤP
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mở đầu: Các hạt lipoprotein chứa Apolipoprotein B (ApoB) đóng vai trò trung tâm trong khởi đầu và tiến triển xơ vữa động mạch, định lượng ApoB sẽ trực tiếp ước tính được tổng số lượng hạt lipoprotein gây xơ vữa bao gồm cả VLDL, IDL và LDL. Vì vậy, ESC 2019 và đồng thuận EAS/EFLM 2020 đã nhận định ApoB là chỉ số đánh giá nguy cơ tim mạch tốt hơn LDL-C hay Non-HDL-C, và ApoB được khuyến cáo mức IC ở những bệnh nhân tăng Triglyceride, đái tháo đường, hội chứng chuyển hoá, béo phì hoặc LDL-C rất thấp. Hiện tại tại Việt Nam, xét nghiệm ApoB vẫn chưa phổ biến trong thực hành lâm sàng và các nghiên cứu về ApoB trên bệnh mạch vành còn ít. Mục tiêu: Mô tả đặc điểm của ApoB ở bệnh nhân hội chứng mạch vành cấp và mối liên quan của ApoB với các yếu tố nguy cơ tim mạch, mối tương quan ApoB với LDL-C và với Non-HDL-C. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Cắt ngang mô tả phân tích trên 165 ca hội chứng mạch vành cấp tại khoa Tim mạch can thiệp, bệnh viện Chợ Rẫy từ 12/2020 đến 05/2021. Kết quả: Tuổi trung bình của 165 bệnh nhân hội chứng mạch vành cấp là 60,5 ± 11,5 tuổi; với tỉ lệ nữ giới chiếm 40%. Nhồi máu cơ tim cấp có ST chênh lên chiếm gần hai phần ba, 94% bệnh nhân được chụp mạch vành. Tỉ lệ bệnh nhân mắc hội chứng chuyển hoá là 64%. Trị số ApoB có phân phối chuẩn với giá trị trung bình là 109,4 ± 29,5 mg/dL, trung vị là 106 mg/dL. Tỉ lệ rối loạn ApoB với điểm cắt 80 mg/dL là 87,3%,100 mg/dL là 60,6%. ApoB có mối liên quan với tăng Triglyceride, hội chứng chuyển hoá và thừa cân -béo phì (p<0,05), còn LDL-C thì không. Apo B có tương quan mạnh với LDL-C và với Non-HDL-C, hệ số tương quan r lần lượt là 0,79 và 0,86. Kết luận: Nồng độ ApoB huyết thanh có phân phối chuẩn với giá trị trung bình là 109,4 ± 29,5 mg/dL. Tỉ lệ rối loạn ApoB ở điểm cắt 80 mg/dL và ở điểm cắt 100 mg/dL lần lượt là 87,3% và 60,6%. ApoB có liên quan với tăng Triglyceride, hội chứng chuyển hoá và thừa cân – béo phì.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
nồng độ ApoB, LDL-C, hội chứng mạch vành cấp
Tài liệu tham khảo
2. Mach F, Baigent C, Catapano AL, et al. 2019 ESC/EAS Guidelines for the management of dyslipidaemias: lipid modification to reduce cardiovascular risk: The Task Force for the management of dyslipidaemias of the European Society of Cardiology (ESC) and European Atherosclerosis Society (EAS). Eur Heart J. 2020; 41(1): 111-188. doi:10.1093/eurheartj/ ehz455
3. Johannesen CDL, Mortensen MB, Langsted A, et al. Apolipoprotein B and non-HDL cholesterol better reflect residual risk than LDL cholesterol in statin-treated patients. J Am Coll Cardiol. 2021;77(11): 1439-1450. doi:10.1016/ j.jacc.2021.01.027
4. Thygesen K, Alpert JS, Jaffe AS, et al. Fourth universal definition of myocardial infarction (2018). Eur Heart J. 2019;40(3):237-269. doi:10.1093/eurheartj/ehy462
5. Alberti KG, Eckel RH, Grundy SM, et al. Harmonizing the metabolic syndrome: A joint interim statement of the International Diabetes Federation Task Force on Epidemiology and Prevention; National Heart, Lung, and Blood Institute; American Heart Association; World Heart Federation; International Atherosclerosis Society; and International Association for the Study of Obesity. Circulation. 2009;120(16):1640-1645. doi:10.1161/CIRCULATIONAHA.109.192644
6. Nguyễn THG. Nghiên cứu biến đổi nồng độ Apo B, Apo A-I, tỷ số Apo B/Apo A-I huyết thanh ở bệnh nhân có bệnh lý mạch vành [luận văn thạc sĩ]. Hà Nội: Đại học Y Hà Nội; 2020.
7. Sniderman AD, Faraj M. Apolipoprotein B, apolipoprotein A-I, insulin resistance and the metabolic syndrome. Curr Opin Lipidol. 2007; 18(6): 633-637. doi:10.1097/MOL. 0b013e3282f0dd33
8. Welsh C, Celis-Morales CA, Brown R, et al. Comparison of conventional lipoprotein tests and apolipoproteins in the prediction of cardiovascular disease. Circulation. 2019;140(7):542-552. doi: 10.1161/CIRCULATIONAHA.119.041149
9. Sniderman AD, Thanassoulis G, Glavinovic T, et al. Apolipoprotein B particles and cardiovascular disease: A narrative review. JAMA Cardiol. 2019;4(12): 1287-1295. doi:10.1001/ jamacardio.2019.3780.