ĐÁNH GIÁ VI KẼ VỚI NGÀ RĂNG CỦA XI MĂNG TRÁM BÍT ỐNG TỦY CALCIUM SILICATE: NGHIÊN CỨU IN VITRO
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Để điều trị nội nha thành công lâu dài, việc trám bít kín hoàn toàn ống tủy đóng vai trò rất quan trọng. Để đạt được điều này, ống tủy phải được trám bít bằng côn gutta-percha kết hợp với xi măng trám bít ống tủy. Do đó, nghiên cứu hiện tại nhằm đánh giá khả năng bít kín ống tủy của hai loại xi măng calcium silicate tự trộn BiorootTM RCS và trộn sẵn CeraSeal. Mục tiêu: so sánh mức độ vi kẽ ở vùng chóp của các răng được TBOT bằng hai loại xi măng calcium silicate tại thời điểm 2 ngày, 90 ngày bằng kỹ thuật đo mức độ thâm nhập thuốc nhuộm. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: bốn mươi bốn răng cối nhỏ hàm dưới của người đã nhổ có chóp chân răng hình thành đầy đủ và một ống tủy đã được thu thập cho nghiên cứu này. Kết quả: Tại thời điểm sau khi TBOT 2 ngày, trung bình vi kẽ của nhóm răng được TBOT bằng xi măng BiorootTM RCS (0,98 mm) thấp hơn so với trung bình vi kẽ của nhóm răng được TBOT bằng xi măng CeraSeal (1,25 mm), sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê (p >0,05). Tại thời điểm sau khi TBOT 90 ngày, trung bình vi kẽ của nhóm răng được TBOT bằng xi măng (B) (0,67 mm) thấp hơn so với trung bình vi kẽ của nhóm răng được TBOT bằng xi măng CeraSeal (0,92 mm), sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê (p >0,05). Kết luận: Qua hai thời điểm khảo sát chúng tôi nhận thấy rằng, hiệu quả TBOT của xi măng CeraSeal tương đương với xi măng BiorootTM RCS.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Vi kẽ vùng chóp, xi măng trám bít ống tủy calcium silicate, BiorootTM RCS, CeraSeal
Tài liệu tham khảo
2. Cavenago BC, Pereira TC, Duarte MA, et al. Influence of powder-to water ratio on radiopacity, setting time, pH, calcium ion release and a micro-CT volumetric solubility of white mineral trioxide aggregate. Int Endod J. 2014; 47(2), 120-6. doi: 10.1590/1678-7757-2017-0465
3. Viapiana R, Moinzadeh AT, Camilleri L, et al. Porosity and sealing ability of root fillings with gutta-percha and BioRoot RCS or AH Plus sealers. Evaluation by three ex vivo methods. Int Endod J. 2016; 49(8), 774-82. doi: 10.1111/iej.12513
4. Lý Nguyễn Bảo Khánh. Đặc điểm giao diện giữa xi măng calcium silicate và mô ngà răng. Y Học Thành Phố Hồ Chí Minh. 2018; 22(3), 237-242.
5. Sfeir G, Zogheib C, Patel S, et al. Calcium Silicate-Based Root Canal Sealers: A Narrative Review and Clinical Perspectives. Materials (Basel). 2021; 14(14), 3965. doi: 10.3390/ ma14143965
6. Han L, Okiji T. Uptake of calcium and silicon released from calcium silicate-based endodontic materials into root canal dentine. Int Endod J. 2011; 44(12), 1081-7. doi: 10.1111/j.1365-2591.2011.01924.x
7. Karobari MI, Batul R, Snigdha NTS, et al. Evaluation of push-out bond strength, dentinal tubule penetration and adhesive pattern of bio-ceramic and epoxy resin-based root canal sealers. PLoS One. 2023 Nov 13;18(11). doi: 10.1371/ journal.pone.0294076