TÌNH HÌNH SỬ DỤNG KHÁNG SINH VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN TRONG ĐIỀU TRỊ VIÊM PHỔI Ở TRẺ EM TỪ 2 THÁNG ĐẾN 5 TUỔI TẠI MỘT BỆNH VIỆN TỈNH KIÊN GIANG NĂM 2024
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Đặt vấn đề: Viêm phổi là bệnh lý thường gặp ở trẻ em, là một trong những nguyên nhân chính gây tử vong ở trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ em dưới 5 tuổi. Việc sử dụng kháng sinh trong điều trị bệnh viêm phổi trẻ em đã góp phần hạ thấp tỷ lệ tử vong do viêm phổi. Mục tiêu: Khảo sát đặc điểm sử dụng kháng sinh, xác định tỷ lệ hợp lý và một số yếu tố liên quan trong việc sử dụng kháng sinh điều trị viêm phổi ở trẻ em ở một Bệnh viện tại tỉnh Kiên Giang năm 2024. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang, thực hiện trên 280 hồ sơ bệnh án (HSBA) của bệnh nhi viêm phổi điều trị nội trú có sử dụng kháng sinh từ ngày 01/01/2024 đến 30/06/2024. Đánh giá sử dụng kháng sinh hợp lý trên cơ sở Phác đồ điều trị của bệnh viện, Dược thư Quốc gia Việt Nam và tờ Hướng dẫn thuốc của Nhà sản xuất. Kết quả: Trong 280 HSBA được khảo sát, tỷ lệ sử dụng kháng sinh đơn trị chiếm 92,1%. Trong đó, nhóm kháng sinh sử dụng phổ biến nhất là cephalosporin chiếm 91,39%, đường dùng kháng sinh theo đường tiêm chiếm 99,64%, thời gian sử dụng kháng sinh trung bình là 6 ngày. Tỷ lệ lựa chọn kháng sinh ban đầu hợp lý chiếm 99,29%, tỷ lệ HSBA sử dụng kháng sinh hợp lý là 60,36%. Nhóm tuổi bệnh nhi <12 tháng tuổi (OR (95% CI) = 2,1 (1,3-3,5)) và phối hợp kháng sinh (OR (95% CI) = 4,6 (1,75-12,1)) có mối liên quan đến việc sử dụng kháng sinh không hợp lý trong điều trị viêm phổi ở trẻ. Kết luận: Nhóm kháng sinh sử dụng phổ biến là cephalosporin, sử dụng kháng sinh đơn trị, đường tiêm chiếm tỷ lệ cao, thời gian điều trị trung bình là 6 ngày. Nhóm tuổi bệnh nhi <12 tháng tuổi và phối hợp kháng sinh có mối liên quan đến việc sử dụng kháng sinh hợp lý.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Viêm phổi, kháng sinh, trẻ em
Tài liệu tham khảo
2. Bộ Y tế (2022), Dược thư Quốc gia Việt Nam, Nhà xuất bản Y học.
3. Bộ Y tế-UNICEF-WHO. (2024), Hướng dẫn Xử trí lồng ghép chăm sóc trẻ bệnh, Quyết định số 2341/QĐ-BYT ngày 07/08/2024.
4. Nguyễn Thị Trúc Linh (2021), “Thực trạng sử dụng thuốc kháng sinh trong điều trị viêm phổi cộng đồng ở trẻ em dưới 5 tuổi ở Bệnh viện Nhi đồng Cần Thơ năm 2019-2020”, Tạp chí Y dược học Cần Thơ, số 37/2021.
5. Nguyễn Trần Kim Ngọc (2024). "Tình hình sử dụng kháng sinh kinh nghiệm trong điều trị viêm phổi cộng đồng ở trẻ em từ 2 tháng đến 5 tuổi tại Bệnh viện Nhi đồng Cần Thơ 2023" Tạp chí Y Dược học Cần Thơ, Số 75, trang 158-165.
6. Michael Harris. et al. (2011), British Thoracic Society guidelines for the management of community acquired pneumonia in children, Thorax. 66(Suppl 2): p. ii1-ii23.
7. Sara Rossin (2021), “Multistep antimicrobial stewardship intervention on antibiotic prescriptions and treatment duration in children with pneumonia”, PLoS ONE 16(10): e0257993.
8. Williams, D. J. C., C. B.; Walter, E. B. and et al. (2024). "Short- vs Standard-Course Outpatient Antibiotic Therapy for Community-Acquired Pneumonia in Children: The SCOUT-CAP Randomized Clinical Trial." JAMA Pediatrics, 178(1): e215547.