SO SÁNH ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG VÀ ĐIỀU TRỊ VIÊM NỘI TÂM MẠC NHIỄM KHUẨN TRÊN VAN TIM NHÂN TẠO VÀ TRÊN VAN TỰ NHIÊN
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu: Nghiên cứu hồi cứu 84 bệnh nhân viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn (VNTMNK) tại Trung tâm Tim mạch Bệnh viện E nhằm so sánh lâm sàng, cận lâm sàng và điều trị VNTMNK trên van nhân tạo và trên van tự nhiên. Kết quả: Tỷ lệ VNTMNK van nhân tạo 27,4%. Ở nhóm VNTMNK van tự nhiên, tỷ lệ sốt kéo dài và tỷ lệ tiếng thổi tâm thu cao hơn có ý nghĩa thống kê so với nhóm van nhân tạo. Khối sùi thường gặp ở van động mạch chủ trong VNTMNK van nhân tạo, thường gặp ở van hai lá trong VNTMNK van tự nhiên. Tỷ lệ áp xe quanh van ở nhóm VNTMNK van nhân tạo cao hơn có ý nghĩa so với nhóm van tự nhiên. Trong VNTMNK van nhân tạo, tỷ lệ đổi kháng sinh cao hơn và thời gian dùng kháng sinh dài ngày hơn so với VNTMNK van tự nhiên. Kết cục tiến triển tốt trong VNTMNK ở hai nhóm van tim là như nhau. Kết luận: Do áp xe quanh van , tỷ lệ đổi kháng sinh cao hơn và thời gian điều trị dài hơn của VNTMNK trên van nhân tạo, cần có nhiều nghiên cứu với số lượng lớn hơn để xác định kháng sinh lựa chọn ban đầu hợp lý và thời gian điều trị hiệu quả VNTMNK trên van nhân tạo.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn, van tim tự nhiên, van tim nhân tạo
Tài liệu tham khảo
2. Fernández-Hidalgo N, Almirante B, Tornos P, et al. Contemporary epidemiology and prognosis of health care-associated infective endocarditis. Clin Infect Dis Off Publ Infect Dis Soc Am. 2008;47(10):1287-1297. doi:10.1086/ 592576
3. Khalil H, Soufi S. Prosthetic Valve Endocarditis. In: StatPearls. StatPearls Publishing; 2023. Accessed June 3, 2023. http://www.ncbi. nlm.nih.gov/books/NBK567731/
4. Tornos P, Iung B, Permanyer-Miralda G, Baron G, Delahaye F, Gohlke- Barwolf C, et al. Infective endocarditis in Europe: lessons from the Euro heart survey. Heart. 2005;91:571-5.
5. Romano G.,Carozza A., Della Corte A. et al. Native versus primary prosthetic valve endocarditis: comparison of clinical features and long-term outcome in 353 patients. J Heart Valve Dis. 2004;13:200-9.
6. Habib G, Lancellotti P, Antunes MJ, et al. 2015 ESC Guidelines for the management of infective endocarditis: The Task Force for the Management of Infective Endocarditis of the European Society of Cardiology (ESC)Endorsed by: European Association for Cardio-Thoracic Surgery (EACTS), the European Association of Nuclear Medicine (EANM). Eur Heart J. 2015; 36(44): 3075-3128. doi:10.1093/eurheartj/ ehv319
7. Habib G, Erba PA, Iung B, et al. Clinical presentation, aetiology and outcome of infective endocarditis. Results of the ESC-EORP EURO-ENDO (European infective endocarditis) registry: a prospective cohort study. Eur Heart J. 2019; 40(39): 3222-3232. doi:10.1093/eurheartj/ ehz620.
8. Nguyễn Thị Thu Hoài, Phạm Minh Tuần, Trần Bá Hiếu. Viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn tại Bệnh viện Bạch Mai, 2012 - 2017. Tạp chí Tim mạch học Việt Nam. 2019;(87):48-54.
9. Hoang M Tran, Vien T Truong, Tam MN Ngo, et al. Microbiological profile and risk factors for in-hospital mortality of infective endocarditis in tertiary care hospitals of south Vietnam. PLoS One. 2017;12(12):e0189421. doi:10.1371/journal. pone. 0189421.
10. Pyo WK, Kim HJ, Kim JB, et al. Comparative Surgical Outcomes of Prosthetic and Native Valve Endocarditis. Korean Circ J. 2021;51(6):504-514. doi:10.4070/kcj.2020.0448