HIỆU QUẢ CỦA PHỐI HỢP BUPIVACAIN VỚI SUFENTANIL VÀ MORPHIN LIỀU THẤP TRONG GÂY TÊ TUỶ SỐNG MỔ LẤY THAI Ở BỆNH VIỆN PHỤ SẢN CẦN THƠ

Nguyễn Huyền Thoại1,, Huỳnh Thanh Ngân2, Ngô Duy Thái3
1 Trường Y Dược - Trường Đại học Trà Vinh
2 Bệnh viện Phụ sản Cần Thơ
3 Bệnh viện Đa khoa Thành phố Cần Thơ

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Đau sau mổ là vấn đề khiến sản phụ lo lắng hàng đầu khi trải qua cuộc mổ lấy thai. Sau khi sinh mổ, kiểm soát tốt đau sau mổ cho phép sản phụ phục hồi sớm, giảm biến chứng hô hấp, nguy cơ thuyên tắc và giúp ngăn ngừa trầm cảm sau sinh và đau mãn tính. Mục tiêu: Đánh giá hiệu quả vô cảm để mổ và giảm đau sau mổ khi dùng phối hợp Bupivacin 0,5% với sufentanyl và morphin liều thấp trong gây tê tủy sống (GTTS) mổ lấy thai. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang. Nghiên cứu gồm 311 sản phụ GTTS mổ lấy thai dùng phối hợp bupivacain 0,5% liều 8mg với sulfentanil 25mcg và morphin 50mcg, tại Bệnh viện Phụ Sản Cần Thơ. Đánh giá thời gian tiềm phục, hiệu quả vô cảm trong mổ, thời gian giảm đau sau mổ, trọng lượng thuốc giảm đau cần dùng sau. Kết quả: Hiệu quả giảm đau tốt trong mổ là 100%. Thời gian tiềm phục trung bình là 3,5 ± 1,12 phút, nhanh nhất là 2 phút và chậm nhất là 9 phút. Thời gian phục hồi vận động là 116,88 ± 11,68 phút. Thời gian giảm đau sau mổ trong 24 giờ là 18,74 ± 3,17 giờ, hiệu quả giảm đau kéo dài > 24 giờ là 50,48%. Liều paracetamol trung bình trong nghiên cứu để giảm đau sau mổ là 0,63 gram, liều voltaren là 104,55 mg và không có nhu cầu sử dụng kevindol và morphin trong 24 giờ sau mổ. Kết luận: Gây tê tủy sống phối hợp Bupivacain 0,5% liều 8mg, Sulfentanyl 2,5 mcg, morphin 150 mcg để mổ lấy thai đảm bảo an toàn, không cần sử dụng liều thuốc tê lớn vẫn đạt hiệu quả vô cảm tốt trong mổ và kéo dài thời gian giảm đau sau mổ, kiểm soát đau tốt trong 24 giờ sau mổ. 

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Demiraran, Ozdemir, Kocaman, et al (2006). Intrathecal sufentanil (1.5 µg) added to hyperbaric bupivacaine (0.5%) for elective cesarean section provides adequate analgesia without need for pruritus therapy. J Anesth. 20, 274–278.https://doi.org/10.1007/s00540-006-0437-2
2. Trần Huỳnh Đào và Nguyễn Thị Quý (2013). "Đánh giá hiệu quả của phối hợp bupivacaine với sufentanil và morphine trong gây tê tủy sống mổ lấy thai", Y học TP. Hồ Chí Minh. 17(1), tr. 189-196.
3. Nguyễn Hoàng Ngọc (2012). Đánh giá tác dụng vô cảm và giảm đau sau mổ trogn gây tê tủy sống bằng Bupivacain kết hợp với morphin. Tạp chí phụ sản. 10(2), tr 92-97.
4. Nguyễn Thế Lộc. Nghiên cứu hiệu quả của gây tê tủy sống bằng hỗn hợp bupivacaine 0,5% tỷ trọng cao-sufentanyl-morphine liều thấp để mổ lấy thai, Luận án Tiến sĩ Y học, Viện Nghiên cứu Khoa học Y Dược lâm sàng 108. 2013
5. Kiran S, Singal N K (2002). A comparative study of three different doses of 0.5% hyperbaric bupivacaine for spinal anaesthesia in elective caesarean section. International Jounal of Obstetric Anesthesia. 11 (3), 185 – 189.
6. Asthana, Veena và các cộng sự. (2010), "Comparison of intrathecal sufentanil and morphine in addition to bupivacaine for caesarean section under spinal anesthesia", Ana. 14(2), tr. 99-101.