TỈ LỆ, KẾT CỤC THAI KỲ VÀ YẾU TỐ LIÊN QUAN Ở THAI ĐỦ THÁNG CÓ CHỈ SỐ NÃO NHAU BẤT THƯỜNG TẠI BỆNH VIỆN PHỤ SẢN THÀNH PHỐ CẦN THƠ

Nguyễn Thanh Thủy1,, Lưu Thị Thanh Đào2, Lương Thị Ngọc Ngà1, Nguyễn Hoàng Thanh Trúc1
1 Bệnh viện Phụ sản Thành phố Cần Thơ
2 Trường Đại học Y Dược Cần Thơ

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Chỉ số não nhau (CSNN) bất thường phản ánh sự thiếu oxy của thai nhi, có mối liên hệ với tình trạng suy thai trong chuyển dạ, sơ sinh nhẹ cân, chỉ số Apgar thấp sau sinh, tỉ lệ trẻ nhập viện và điều trị kéo dài tại khoa chăm sóc đặc biệt. Mục tiêu: Xác định tỉ lệ thai phụ đủ tháng, mô tả đặc điểm lâm sàng, kết cục thai kỳ và một số yếu tố liên quan của các thai phụ đủ tháng có siêu âm Doppler CSNN thai nhi bất thường tại bệnh viện Phụ Sản Cần Thơ (BVPSCT). Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu cắt ngang mô tả, tiến hành trên 410 thai phụ mang thai ≥37 tuần sinh tại Bệnh viện Phụ sản thành phố Cần Thơ (BVPSTPCT) trong thời gian từ tháng 7/2024 đến tháng 01/2025. Kết quả: Trong 410 thai phụ tham gia nghiên cứu có 84 thai phụ có kết quả siêu âm Doppler CSNN bất thường, chiếm tỉ lệ 20,48%. Trong đó con so 73,3%, nước ối lẫn phân su 13,1%, kiểu hình Monitoring sản khoa nhóm III là 6%. Tỉ lệ mổ lấy thai là 63,1%; trẻ có pH < 7,2 là 22,62%; sơ sinh nhẹ cân 7,1%, có 10,7% trẻ nằm khoa CSĐB. CSNN thai nhi có liên quan đến tình trạng sơ sinh nhẹ cân và nhập khoa CSĐB. Kết luận: CSNN là một chỉ số quan trọng trong việc đánh giá sức khỏe thai nhi và dự đoán kết quả thai kỳ bất lợi. Việc đánh giá CSNN có thể giúp bác sĩ lâm sàng xác định và quản lý sớm nhóm thai phụ đủ tháng để cải thiện kết quả sơ sinh.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Anand Sh, et al. (2020), "Study of association of fetal cerebroplacental ratio with adverse perinatal outcome in uncomplicated term AGA pregnancies". J Obstet Gynecol India 2020; 70: 485–489.
2. Dall’Asta A, et al. (2019), “Cerebroplacental ratio assessment in early labor in uncomplicated term pregnancy and prediction of adverse perinatal outcome: Prospective multicenter study”. Ultrasound Obstet Gynecol 2019; 53: 481–487.
3. D’Antonio F, et al. (2020), “Diagnostic accuracy of Doppler ultrasound in predicting perinatal outcome in pregnancies at term: A prospective longitudinal study”, Acta Obstet Gynecol Scand 2020; 99: 42–47.
4. Fatemeh Golshahi, et al (2022), "Relationship between fetal middle cerebral artery pulsatility index and cerebroplacental ratio with adverse neonatal outcomes in low-risk pregnancy candidates for elective cesarean section: A cross-sectional study", International Journal of Reproductive BioMedicine, Volume 20, Issue no. 8, pp.663-670.
5. Mehmet Mete K. (2023), "Cerebroplacental Ratio During the Third Trimester of Pregnancy: A Prospective Case-Control Study", Bezmialem Science 2023;11(2):170-174.
6. Mariola Ropacka-Lesiak, et al. (2008), “Cerebroplacental ratio in prediction of adverse perinatal outcome and fetal heart rate disturbances in uncomplicated pregnancy at 40 weeks and beyond”, Arch Med Sci 2015; 11, 1: 142–148.
7. Berthold Grüttner, et al. (2019), “Correlation of cerebroplacental ratio with adverse perinatal outcome in singleton pregnancies”, invivo 2019; Sep 3;33(5):1703–1706
8. Ala Aiob, et al. (2022), “Cerebroplacental ratio and neonatal outcome in low-risk pregnancies with reduced fetal movement: A prospective study”, Eur J Obstet Gynecol Reprod Biol X 2022; Mar 10:14:100146.
9. Christopher Flatley, et al. (2018), “Is the fetal cerebroplacental ratio better that the estimated fetal weight in predicting adverse perinatal outcomes in a low risk cohort?”, J Matern Fetal Neonatal Med 2019; Jul;32(14):2380-2386.