TRIỆU CHỨNG TIÊU HOÁ VÀ ĐẶC ĐIỂM DINH DƯỠNG CỦA NGƯỜI CAO TUỔI ĐIỀU TRỊ TẠI BỆNH VIỆN ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI NĂM 2023-2024

Hà Anh Đức1,, Nguyễn Thùy Linh2
1 Bộ Y tế
2 Trường Đại học Y Hà Nội

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Nghiên cứu nhằm mô tả một số triệu chứng tiêu hoá và đặc điểm dinh dưỡng của người cao tuổi điều trị tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội năm 2023-2024. Thiết kế nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang. Kết quả: Nghiên cứu trên 264 người bệnh hơn 60 tuổi, trong đó có 147 người tham gia là nam chiếm 55,7%, còn lại là nữ chiếm 44,3%. Tuổi trung bình là 69,4 ± 7,2 tuổi. Số bệnh nhân lớn tuổi mắc dưới 3 bệnh là 83,7%. Phần lớn bệnh nhân có tình trạng dinh dưỡng bình thường (72,4%), tỷ lệ bệnh nhân suy dinh dưỡng là 15,2% và bệnh nhân thừa cân béo phì chiếm tỷ lệ thấp nhất (12,5%).Có tới 60,2% bệnh nhân lớn tuổi có triệu chứng khó tiêu; 33,7% có triệu chứng ợ hơi. Triệu chứng buồn nôn và nôn chiếm tỷ lệ thấp nhất (16,4%). Tỷ lệ nữ tham gia có tổng điểm SNAQ ≤14 là 45,3%, cao hơn nam (33,3%). Đối tượng có nguy cơ suy dinh dưỡng, suy dinh dưỡng theo MNA có tổng điểm SNAQ ≤14 chiếm 42,2% cao hơn nhóm không suy dinh dưỡng (21,7%), sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (OR: 2,63;  95%CI: 1,23-5,63; p=0,01). Tỷ lệ rối loạn tiêu hóa ở người tham gia là nữ cao hơn ở người tham gia là nam. Cụ thể, 64,1% phụ nữ tham gia mắc chứng khó tiêu cao hơn nam giới (57,1%). Tỷ lệ ợ hơi ở phụ nữ cao hơn 38,5% so với nam giới (29,9%). Triệu chứng buồn nôn và nôn có tỷ lệ ở nữ cao hơn 21,6% so với nam (12,2%) với sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (OR: 2,05; 95%CI:1,05-3,98; p<0,05). Kết luận: Nghiên cứu cho thấy người cao tuổi điều trị tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội vẫn tồn tại tỷ lệ suy dinh dưỡng đáng kể (15,2%), đặc biệt ở nữ giới. Các triệu chứng tiêu hóa phổ biến bao gồm khó tiêu, ợ hơi và buồn nôn/nôn, với tỷ lệ ở nữ cao hơn nam. Cần có các biện pháp sàng lọc và can thiệp dinh dưỡng phù hợp để cải thiện sức khỏe người cao tuổi.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Già hóa dân số. UNFPA Vietnam. Published October 13, 2021. Accessed October 7, 2023.
2. Già hóa dân số và người cao tuổi ở Viêt Nam: thực trạng, dự báo và gợi ý chính sách. UNFPA Vietnam. Published April 19, 2016. Accessed October 17, 2023.
3. Iwasaki M, Motokawa K, Watanabe Y, et al. A Two-Year Longitudinal Study of the Association between Oral Frailty and Deteriorating Nutritional Status among Community-Dwelling Older Adults. Int J Environ Res Public Health. 2021;18(1):213. doi:10.3390/ijerph18010213
4. Bhutto A, Morley JE. The clinical significance of gastrointestinal changes with aging. Curr Opin Clin Nutr Metab Care. 2008;11(5):651-660. doi:10.1097/MCO.0b013e32830b5d37
5. Soenen S, Rayner CK, Jones KL, Horowitz M. The ageing gastrointestinal tract. Curr Opin Clin Nutr Metab Care. 2016;19(1):12-18. doi:10.1097/ MCO.0000000000000238
6. Salles N. Basic mechanisms of the aging gastrointestinal tract. Dig Dis Basel Switz. 2007;25(2):112-117. doi:10.1159/000099474
7. Abd Aziz NAS, Teng NIMF, Abdul Hamid MR, Ismail NH. Assessing the nutritional status of hospitalized elderly. Clin Interv Aging. 2017; 12(null):1615-1625. doi:10.2147/CIA.S140859
8. Nguyễn Thị Lâm Oanh, Hoàng Thị Bạch Yến, Hoàng Anh Tiến (2021). Tình trạng dinh dưỡng và thói quen ăn uống của bệnh nhân cao tuổi điều trị nội trú tại Khoa Nội Tim mạch, Bệnh viện Trường Đại học Y - Dược Huế. Tạp Chí Tim Mạch Học Việt Nam. 2021;(98):83-90. doi:10.58354/ jvc.98.2021.99