ĐÁNH GIÁ SỰ NHẠY CẢM KHÁNG SINH CỦA CÁC VI TRÙNG THƯỜNG GẶP TRONG VIÊM HÔ HẤP TRÊN CẤP TẠI BỆNH VIỆN ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Trần Trọng Phát1,, Lâm Huyền Trân1, Lê Minh Tâm1
1 Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Viêm hô hấp trên cấp bao gồm viêm mũi xoang cấp, viêm họng, viêm amidan cấp,… là một nhóm các bệnh lý rất phổ biến trong cộng động, tuy nhiên việc kê toa kháng sinh còn rộng rãi và lựa chọn kháng sinh không thích hợp góp phần làm tăng tỉ lệ kháng thuốc là vấn đề đáng lưu tâm. Tại Việt Nam, nghiên cứu cập nhật về đặc điểm vi trùng học và kháng sinh đồ cho nhóm bệnh lý này còn nhiều hạn chế. Mục tiêu: Khảo sát tỷ lệ các vi khuẩn gây viêm hô hấp trên cấp và mức độ nhạy cảm kháng sinh của chúng bằng kỹ thuật nuôi cấy và kháng sinh đồ. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang mô tả trên các bệnh nhân viêm hô hấp trên cấp nghi do vi khuẩn đến khám tại phòng khám tai mũi họng bệnh viện Đại Học Y Dược TP. Hồ Chí Minh từ tháng 12/2022 đến 7/2023. Bệnh nhân được phết mủ để thực hiện nuôi cấy và kháng sinh đồ. Kết quả: Tổng cộng 120 đối tượng tham gia nghiên cứu gồm 86 bệnh nhân viêm mũi xoang cấp và 34 bệnh nhân viêm họng amidan cấp nghi do vi khuẩn. Các vi khuẩn gây viêm mũi xoang cấp thường gặp là S. epidermidis (53,7%), S. aureus (13,4%), M. catarrhalis (6,1%), S. pneumoniae (4,9%), H. influenzae (4,9%). S. pyogenes và S. aureus là hai vi khuẩn chiếm đa số các trường hợp viêm họng amidan cấp mủ. Một số kháng sinh còn độ nhạy tương đối cao với Staphylococci là Vancomycin (100%), Doxycycline (80%), Levofloxacin (76,7%), Gentamycin (76,7%), Ciprofloxacin (60%). 50% H. influenzae nhạy với Amoxicillin/Clavulanat và 75% còn nhạy với Ciprofloxacin và Levofloxacin. Tất cả M. catarrhalis đều nhạy cảm với Amoxicillin/Clavulanat và Cefaclor. Một số kháng sinh có hiệu quả cao diệt trừ S. pneumoniae là Amoxicillin/Clavulanat và Doxycycline (75%), Ceftriaxone, Levofloxacin và Vancomycin (100%). S. pyogenes còn nhạy cảm tuyệt đối với penicillin. Kết luận: Amoxicillin/Clavulanat vẫn là lựa chọn trong điều trị ban đầu cho viêm mũi xoang cấp do vi khuẩn. Amoxicillin đơn thuần hoặc các Cephalosporins là những kháng sinh dễ sử dụng và hiệu quả điều trị trong hầu hết các trường hợp viêm họng amidan cấp do liên cầu.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. McCullough, A.R., A.J. Pollack (2017), Antibiotics for acute respiratory infections in general practice: comparison of prescribing rates with guideline recommendations. Med J Aust, 2017. 207(2): p. 65-69.
2. Fleming-Dutra, K.E., A.L. Hersh (2016), Prevalence of Inappropriate Antibiotic Prescriptions Among US Ambulatory Care Visits, 2010-2011. JAMA. 315(17): p. 1864-73.
3. Kalim Ullah, M.B., Fahad Saleem (2022), Antibiotic susceptibility patterns of bacterial isolates of patients with upper respiratory tract infections. Brazilian Journal of Pharmaceutical Science. 58.
4. Okifo, O., A. Ray, and D.A. Gudis (2022), The Microbiology of Acute Exacerbations in Chronic Rhinosinusitis - A Systematic Review. Front Cell Infect Microbiol. 12: p. 858196.
5. Phạm Trần Anh, Phạm Thị Bích Đào. Đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng của bệnh nhân viêm Amiđan cấp mủ tại Khoa khám bệnh, Bệnh viện Tai Mũi Họng Trung ương. 2016. Tạp chí Y Học Dự Phòng. 15(188): p. 223-226.
6. Phạm Trần Anh, Phạm Thị Bích Đào. Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và vi khuẩn học của viêm mũi xoang cấp do vi khuẩn tại khoa khám bệnh, Bệnh viện Tai Mũi Họng Trung ương. 2016. Tạp chí Y Học Dự Phòng. 5(178): p. 67-72.
7. Fokkens, W.J., Lund, V. J., Hopkins, C., Hellings (2020), European Position Paper on Rhinosinusitis and Nasal Polyps 2020, in Rhinology. p. 1-464.
8. Ughasoro, M.D., J.O. Akpeh, et al., The profile of microorganisms that associate with acute tonsillitis in children and their antibiotics sensitivity pattern in Nigeria. Sci Rep, 2021. 11(1): p. 20084.