MỐI LIÊN QUAN GIỮA CHỈ SỐ VÒNG EO/VÒNG HÔNG VÀ NGUY CƠ BỆNH TIM MẠCH DO XƠ VỮA
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Đặt vấn đề: Chỉ số vòng eo/vòng hông (WHR) đã được chứng minh có mối liên quan với nguy cơ tim mạch, vượt trội hơn so với chỉ số khối cơ thể (BMI). Tuy nhiên, tại Việt Nam, số lượng nghiên cứu về mối liên quan giữa WHR và nguy cơ ASCVD còn hạn chế. Mục tiêu: Xác định mối liên quan giữa chỉ số vòng eo/vòng hông và nguy cơ bệnh tim mạch do xơ vữa ở bệnh nhân đến khám sức khỏe định kỳ tại Bệnh viện Đại học Y Dược Cần Thơ. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang có phân tích trên 70 bệnh nhân đến khám sức khỏe định kỳ tại Khoa khám - Bệnh viện Đại học Y Dược Cần Thơ từ tháng 06/2024 đến tháng 12/2024. Kết quả: Tuổi trung bình 56,24 ± 11,5. WHR có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa các nhóm nguy cơ ASCVD (p < 0,001), với giá trị WHR trung bình tăng dần từ nhóm nguy cơ thấp (<5%): 0,89 ± 0,04 đến nhóm nguy cơ cao (>20%): 0,96 ± 0,07. Ngoài WHR, tuổi cũng có mối liên quan với nguy cơ ASCVD, trong khi BMI không có sự khác biệt giữa các nhóm (p = 0,375). Kết luận: Chỉ số vòng eo/vòng hông có thể là một công cụ bổ trợ hữu ích cho BMI trong đánh giá nguy cơ bệnh tim mạch do xơ vữa.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Vòng eo/vòng hông, nguy cơ bệnh tim mạch do xơ vữa, ASCVD
Tài liệu tham khảo

2. Coutinho T., Goel K., Corrêa de Sá D., et al (2011), "Central obesity and survival in subjects with coronary artery disease: a systematic review of the literature and collaborative analysis with individual subject data", Journal of the American College of Cardiology, 57 (19), 1877-1886.

3. Czernichow S., Kengne A.-P., Huxley R. R., et al (2011), "Comparison of waist-to-hip ratio and other obesity indices as predictors of cardiovascular disease risk in people with type-2 diabetes: a prospective cohort study from ADVANCE", European Journal of Preventive Cardiology, 18 (2), 312-319.

4. Hassan S., Oladele C., Galusha D., et al (2021), "Anthropometric measures of obesity and associated cardiovascular disease risk in the Eastern Caribbean Health Outcomes Research Network (ECHORN) Cohort Study", BMC public health, 21 1-12.

5. Kahn B. B.,Flier J. S. (2000), "Obesity and insulin resistance", The Journal of clinical investigation, 106 (4), 473-481.

6. Kershaw E. E.,Flier J. S. (2004), "Adipose tissue as an endocrine organ", The Journal of Clinical Endocrinology & Metabolism, 89 (6), 2548-2556.

7. Liu C., Cheng K. Y.-K., Tong X., et al (2023), "The role of obesity in sarcopenia and the optimal body composition to prevent against sarcopenia and obesity", Frontiers in Endocrinology, 14 1077255.

8. Organization W. H. Regional Office for the Western Pacific. (2000). The Asia-Pacific perspective: redefining obesity and its treatment. Sydney: Health Communications Australia, 2020.

9. Pischon T., Boeing H., Hoffmann K., et al (2008), "General and abdominal adiposity and risk of death in Europe", New England Journal of Medicine, 359 (20), 2105-2120.

10. Poirier P., Giles T. D., Bray G. A., et al (2006), "Obesity and cardiovascular disease: pathophysiology, evaluation, and effect of weight loss: an update of the 1997 American Heart Association Scientific Statement on Obesity and Heart Disease from the Obesity Committee of the Council on Nutrition, Physical Activity, and Metabolism", Circulation, 113 (6), 898-918.
