HIỆU QUẢ ĐIỀU TRỊ RỐI LOẠN CHỨC NĂNG KHỚP THÁI DƯƠNG HÀM CỦA LIỆU PHÁP ÁNH SÁNG LASER NĂNG LƯỢNG THẤP VÀ THUỐC UỐNG TẠI BỆNH VIỆN E NĂM 2024
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu: Nhận xét đặc điểm lâm sàng và hiệu quả điều trị rối loạn chức năng khớp thái dương hàm (TMD) bằng liệu pháp ánh sáng laser năng lượng thấp (LLLT) và thuốc uống (celecoxib kết hợp eperisone) tại Bệnh viện E trong năm 2024. Phương pháp: Nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên được thực hiện trên 30 bệnh nhân TMD, phân chia ngẫu nhiên thành hai nhóm điều trị. Nhóm 1 điều trị bằng LLLT, nhóm 2 điều trị bằng thuốc uống. Các dữ liệu về mức độ đau (VAS) và biên độ há miệng được thu thập trước và sau 07 ngày điều trị. Kết quả: Độ tuổi trung bình 35,6, với tỷ lệ nữ : nam là 2,3:1. Mức độ đau trung bình 5,8/ 10, biên độ há miệng trung bình 44mm. Giảm mức độ đau: 5,8 xuống 2,3 điểm đối với LLLT và từ 5,75 xuống 2,9 điểm với thuốc uống (p < 0,05). Tăng biên độ há miệng tối đa: 45,8mm lên 48,8mm với thuốc uống (p=0,0322), từ 42,2mm lên 43 với LLLT (p>0,05). Khác biệt giữa hai phương pháp không có ý nghĩa thống kê. Kết luận: Cả LLLT và thuốc uống đều hiệu quả trong điều trị TMD. Lựa chọn phương pháp điều trị có thể dựa vào chi phí, khả năng hợp tác của bệnh nhân và điều kiện thực tế. Nghiên cứu cần được mở rộng với cỡ mẫu lớn hơn và thời gian theo dõi dài hơn để đánh giá tính ổn định và khả năng tái phát của bệnh.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Rối loạn chức năng khớp thái dương hàm, TMD, LLLT, Celecoxib, Eperisone, giảm đau, biên độ há miệng
Tài liệu tham khảo


2. Prevalence of TMJD and its Signs and Symptoms | National Institute of Dental and Craniofacial Research. Accessed October 25, 2024. https://www.nidcr.nih.gov/research/data-statistics/facial-pain/prevalence

3. Ahmad SA, Hasan S, Saeed S, Khan A, Khan M. Low-level laser therapy in temporomandibular joint disorders: a systematic review. Journal of Medicine and Life. 2021;14(2):148. doi:10.25122/jml-2020-0169


4. Mélou C, Sixou JL, Sinquin C, Chauvel-Lebret D. Temporomandibular disorders in children and adolescents: A review. Archives de Pédiatrie. 2023;30(5): 335-342. doi:10.1016/ j.arcped.2023.03.005


5. Conti PCR, De Azevedo LR, De Souza NVW, Ferreira FV. Pain measurement in TMD patients: evaluation of precision and sensitivity of different scales. J of Oral Rehabilitation. 2001;28(6):534-539. doi:10.1046/j.1365-2842.2001.00727.x


6. Maini K, Dua A. Temporomandibular Syndrome. In: StatPearls. StatPearls Publishing; 2024. Accessed October 27, 2024. http://www.ncbi. nlm.nih.gov/books/NBK551612/

7. Ta LE, Dionne RA. Treatment of painful temporomandibular joints with a cyclooxygenase-2 inhibitor: a randomized placebo-controlled comparison of celecoxib to naproxen. Pain. 2004; 111(1): 13-21. doi:10.1016/j.pain.2004. 04.029


8. De Carli BMG, Magro AKD, Souza-Silva BN, et al. The effect of laser and botulinum toxin in the treatment of myofascial pain and mouth opening: A randomized clinical trial. J Photochem Photobiol B. 2016;159:120-123. doi:10.1016/ j.jphotobiol.2016.03.038

