KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ KÉM KHOÁNG HÓA MEN RĂNG CỐI LỚN - RĂNG CỬA (MIH) Ở RĂNG CỬA MẮC MIH LOẠI NHẸ TRÊN NHÓM HỌC SINH 7 - 10 TUỔI

Võ Trương Như Ngọc1, Phạm Kim Thành2,3,, Lâm Khánh Duy3, Phan Thành Tường3, Võ Thị Phương Ngọc2, Trần Duy Quân4
1 Viện Đào tạo Răng Hàm Mặt, Trường Đại học Y Hà Nội
2 Nha khoa Phương Thành
3 Trường Đại học Y Dược Cần Thơ
4 Đại học Y Dược TP Hồ Chí Minh

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Kém khoáng hoá men răng cối lớn – răng cửa (MIH) là một khiếm khuyết men răng thường gặp, ảnh hưởng đến cả thẩm mỹ và chức năng. Trong khi các phương pháp điều trị truyền thống có thể làm mất mô răng lành, phương pháp nhựa thẩm thấu ICON mang lại giải pháp xâm lấn tối thiểu, giúp bảo tồn men răng, cải thiện màu và giảm ê buốt. Phương pháp: Nghiên cứu can thiệp lâm sàng không nhóm chứng được thực hiện trên 45 trẻ (7–10 tuổi) có răng cửa vĩnh viễn mắc MIH thể nhẹ đến trung bình tại Trung tâm Nha khoa Phương Thanh, Đồng Tháp. Quy trình điều trị gồm vi mài mòn, xoi mòn bằng HCl 15%, Ethanol 99%, nhựa thẩm thấu ICON và quang trùng hợp. Hiệu quả được đánh giá qua thay đổi màu sắc (VITA 3D Master), diện tích tổn thương (AutoCAD), ê buốt (VAS) và mức độ hài lòng bệnh nhân. Kết quả: 100% răng hết đốm trắng ngay sau điều trị và duy trì sau 2 tháng, màu răng đồng nhất, không có kích ứng mô mềm, 84,4% hết ê buốt ngay và 100% sau 1 tháng. Mức độ hài lòng cao với 90,3% bệnh nhân và phụ huynh hài lòng hoặc rất hài lòng. Kết luận: nhựa thẩm thấu ICON được đánh giá là phương pháp điều trị hiệu quả, an toàn và phù hợp cho các tổn thương MIH thể nhẹ đến trung bình.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Silva M. J., et al., Etiology of molar incisor hypomineralization - A systematic review. Community Dent Oral Epidemiol, 2016. 44 (4): 342-53.
2. Chakravarthy P. K., Kumar Y. S., Hanan S., Systematic Review and Meta-Analysis of the Prevalence of Molar-Incisor Hypomineralization. Journal of International Oral Health, 2017. 9 (6): 243-250.
3. Võ Trương Như Ngọc. Kém khoáng hóa men răng hàm lớn - răng cửa (MIH): Nghệ thuật chẩn đoán, điều trị và kiểm soát. Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam, Hà Nội. 2023; 89-128.
4. Altan H., Yilmaz R. E., Clinical evaluation of resin infiltration treatment masking effect on hypomineralised enamel surfaces. BMC Oral Health, 2023. 23 (1): 444.
5. Brescia A. V., et al., Management of Enamel Defects with Resin Infiltration Techniques: Two Years Follow Up Retrospective Study. Children (Basel), 2022. 9 (9).
6. Ha P. T., et al., Clinical Features of Anterior Teeth Affected by Molar Incisor Hypomineralization and Treatment Experiences Using Transilluminated Light: A Cross-Sectional Study. Journal of Dentistry Indonesia, 2024. 31 (2): 132-140.
7. Ngoc V. T. N., et al., Minimally Invasive Treatment of Molar Incisor Hypomineralization Without Using Burs: Experiences via A Case Series in Vietnam. Journal of Dentistry Indonesia, 2024. 31(2): 180-187.
8. Gu X., et al., Esthetic evaluation of resin infiltration for the treatment of molar-incisor hypomineralization. Journal of Prevention and Treatment for Stomatological Diseases, 2021. 689-694.
9. Saccucci M., et al., Assessment of Enamel Color Stability of Resins Infiltration Treatment in Human Teeth: A Systematic Review. Int J Environ Res Public Health, 2022. 19 (18).
10. Garot E., et al., An update of the aetiological factors involved in molar incisor hypomineralisation (MIH): a systematic review and meta-analysis. Eur Arch Paediatr Dent, 2022. 23 (1): 23-38.