KẾT QUẢ TRIỂN KHAI QUY TRÌNH BÁO ĐỘNG ĐỘT QUỴ NÃO (CODE STROKE) ĐIỀU TRỊ NGƯỜI BỆNH ĐỘT QUỴ CẤP SỬ DỤNG THUỐC TIÊU SỢI HUYẾT ĐƯỜNG TĨNH MẠCH TẠI BỆNH VIỆN VINMEC TIMES CITY GIAI ĐOẠN 2021-2024

Phạm Đức Lượng1,, Mai Xuân Thiên1, Trần Hải Hà1, Vũ Hoàng Huy1, Đặng Anh Sơn1, Vũ Hữu Thắng1, Nguyễn Thị Minh Phương1, Vũ Duy Dũng1, Nguyễn Ngọc Sao1, Lê Thị Mai1, Nguyễn Ngọc Quang1
1 Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Nghiên cứu đánh giá việc triển khai quy trình "Code Stroke" tại khoa Cấp cứu, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City và tác động của nó đối với thời gian xử trí đột quỵ cấp và kết quả điều trị cho người bệnh. Phương pháp: Nghiên cứu quan sát trước-sau so sánh các chỉ số xử trí đột quỵ trong hai năm trước (2021-2022) và hai năm sau (2023-2024) khi triển khai Code Stroke. Tất cả người bệnh đột quỵ nhồi máu não cấp đã được tiến hành tiêu sợi huyết đường tĩnh mạch đều được đưa vào nghiên cứu. Kết quả: 35 người bệnh đột quỵ đã được phân tích: 18 người bệnh trước triển khai, 17 người bệnh sau triển khai. Thời gian trung bình từ khi vào viện đến khi được chụp C.T.scanner/MRI giảm từ 21 phút trước khi có Code Stroke xuống còn 15 phút sau khi triển khai (p<0,01) và thời gian cửa-kim trung vị giảm từ 40 phút xuống còn 28 phút (p<0,05). Kết quả: điểm NIHSS cải thiện có ý nghĩa thống kê (p=0.008) nhưng tỷ lệ bệnh nhân phục hồi tốt khi ra viện (mRS 0–2) cải thiện không có ý nghĩa thống kê. Kết luận: Việc triển khai Code Stroke tại khoa Cấp cứu giúp rút ngắn đáng kể các mốc thời gian trong quy trình xử trí đột quỵ nhồi máu não cấp. Mặc dù kết quả lâm sàng có xu hướng cải thiện, cần có mẫu nghiên cứu lớn hơn, thời gian dài hơn để xác định ý nghĩa thống kê. Quy trình Code Stroke được tổ chức tốt có thể giúp tối ưu hóa chăm sóc đột quỵ theo các tiêu chuẩn quốc tế, từ đó cải thiện kết quả điều trị cho bệnh nhân.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Carr C, Kahn L, Mathkour M, Biro E, Bui CJ et al (2018). The shifting burden of neurosurgical disease: Vietnam and the middle-income nations. Neurosurg Focus. 2018;45:E12.
2. Chen CH, Tang SC, Tsai LK, Hsieh MJ, Yeh SJ et al (2014). Stroke code improves intravenous thrombolysis administration in acute ischemic stroke. PLoS One. 2014 Aug 11;9(8):e104862. doi: 10.1371/journal.pone.0104862. PMID: 25111200; PMCID: PMC4128738.
3. Fonarow GC, Smith EE, Saver JL, Reeves MJ, Hernandez AF, et al. (2011). Improving door-to-needle times in acute ischemic stroke: the design and rationale for the American Heart Association/American Stroke Association’s Target: Stroke initiative. Stroke 42: 2983–2989.
4. Leite KFS, Dos Santos SR, Andrade RLP, de Faria MGBF, Saita NM et al (2022). Reducing care time after implementing protocols for acute ischemic stroke: a systematic review. Arq Neuropsiquiatr. 2022 Jul;80(7):725-740. doi: 10.1055/s-0042-1755194. Epub 2022 Sep 29. PMID: 36254446; PMCID: PMC9685828.
5. Cong NH. Stroke care in Vietnam. Int J Stroke. 2007 Nov;2(4):279-80. doi: 10.1111/j.1747-4949.2007.00149.x. PMID: 18705929.
6. Saver, J.L. (2006). Time is Brain—Quantified. Stroke, 37(1): 263–266. DOI: 10.1161/01. STR.0000196957.55928.ab.
7. Vanhoucke J, Hemelsoet D, Achten E, De Herdt V, Acou M et al (2020). Impact of a code stroke protocol on the door-to-needle time for IV thrombolysis: a feasibility study. Acta Clin Belg. 2020 Aug;75(4):267-274. doi: 10.1080/ 17843286.2019.1607991. Epub 2019 May 11. PMID: 31081471.
8. William J. Powers, Alejandro A. Rabinstein, Teri Ackerson, Opeolu M. Adeoye, Nicholas C. Bambakidis et al (2019). AHA/ASA 2019 Guidelines for the Early Management of Patients with Acute Ischemic Stroke. Stroke. 2019;50:e344–e418. https://www.ahajournals. org/doi/full/10.1161/STR.0000000000000211.