THỰC TRẠNG THEO DÕI NỒNG ĐỘ VANCOMYCIN TRÊN BỆNH NHÂN LỌC MÁU LIÊN TỤC TẠI CÁC ĐƠN VỊ HỒI SỨC BỆNH VIỆN TRUNG ƯƠNG QUÂN ĐỘI 108
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu: Phân tích thực trạng theo dõi nồng độ (Therapeutic drug monitoring-TDM) vancomycin trên bệnh nhân lọc máu liên tục (Continuous renal replacement therapy-CRRT) tại các đơn vị hồi sức, Bệnh viện Trung ương Quân đội (TWQĐ) 108. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu quan sát tiến cứu từ 01/06/2024 đến 28/02/2025, lựa chọn bệnh nhân trưởng thành điều trị tại các đơn vị hồi sức, sử dụng vancomycin truyền liên tục đồng thời với liệu pháp CRRT và có ít nhất một mẫu định lượng nồng độ. Kết quả: Nghiên cứu ghi nhận tổng cộng 25 bệnh nhân, tất cả bệnh nhân đều sử dụng lọc thẩm tách máu tĩnh mạch – tĩnh mạch liên tục với trung vị tốc độ dịch thải nền là 40,57 ml/giờ/kg. Vancomycin chủ yếu được chỉ định cho các loại nhiễm khuẩn là nhiễm khuẩn hô hấp (84,00%) và sốc nhiễm khuẩn (52,00%). Tất cả bệnh nhân đều được chỉ định liều nạp, mức liều duy trì ban đầu là 23,83 ± 10,91 mg/kg/ngày. Trong tổng số 113 mẫu nồng độ được ghi nhận, 23,01% nồng độ đạt đích và có đến 54,87% nồng độ thuốc có giá trị vượt ngưỡng 25 mg/L. Tỷ lệ bệnh nhân đạt đích nồng độ thuốc giữa các lần TDM dao động rất lớn và đạt cao nhất ở lần thứ 3 (43,75%). Nghiên cứu ghi nhận 3 trường hợp nồng độ vancomycin rất cao (> 60 mg/L), chủ yếu liên quan đến việc chưa điều chỉnh liều duy trì sau khi ngừng CRRT. Kết luận: Thực trạng TDM vancomycin trên bệnh nhân CRRT tại Bệnh viện TWQĐ 108 cho thấy nồng độ vancomycin dao động lớn và tỷ lệ đạt đích còn thấp. Kết quả nhấn mạnh sự cần thiết của một quy trình TDM vancomycin dành riêng cho nhóm bệnh nhân CRRT để nâng cao khả năng đạt đích và an toàn trong điều trị.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Vancomycin, lọc máu liên tục, CRRT, giám sát nồng độ thuốc, TDM
Tài liệu tham khảo

2. Vương Mỹ Lượng, Nguyễn Hoàng Long, et al. (2021), "Xây dựng phác đồ truyền tĩnh mạch liên tục vancomycin trên bệnh nhân lọc máu liên tục thông qua giám sát nồng độ thuốc trong máu tại Khoa Hồi sức Tích cực, Bệnh viện Bạch Mai", Nghiên cứu dược & thông tin thuốc, 12, pp. 158-164.

3. Phạm Phan Phương Phương, Huỳnh Quang Đại, et al. (2021), "Thời gian sử dụng quả lọc khi lọc máu liên tục", Nghiên cứu y học, 25, pp. 42 - 47.

4. Nông Hồng Thạch, Nguyễn Thị Liên Hương, et al. (2023), "Thực trạng giám sát nồng độ vancomycin trong máu và hiệu chỉnh liều trên bệnh nhân người lớn điều trị tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108", pp. 159 - 166.

5. Vũ Đình Thắng, Cao Hoài Tuấn Anh, et al. (2013), CRRT - Lọc Máu Liên Tục - Continuous Renal Replacement Therapy

6. Frazee Erin N, Kuper Philip J, et al. (2012), "Effect of continuous venovenous hemofiltration dose on achievement of adequate vancomycin trough concentrations", 56(12), pp. 6181-6185.

7. Rybak M. J., Le J., et al. (2020), "Therapeutic monitoring of vancomycin for serious methicillin-resistant Staphylococcus aureus infections: A revised consensus guideline and review by the American Society of Health-System Pharmacists, the Infectious Diseases Society of America, the Pediatric Infectious Diseases Society, and the Society of Infectious Diseases Pharmacists", Am J Health Syst Pharm, 77(11), pp. 835-864.

8. Tandukar Srijan, Palevsky Paul M (2019), "Continuous renal replacement therapy: who, when, why, and how", 155(3), pp. 626-638.
