NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM ĐAU TRONG BỆNH ZONA THEO CÁC THANG ĐIỂM ĐAU XUẤT XỨ THẦN KINH

Thị Thu Hương Phạm 1,, Thị Thúy Hằng Tô 2, Hồng Khôi Võ 3
1 Bệnh viện Da liễu trung ương
2 Bệnh viện Bãi Cháy Quảng ninh
3 Bệnh viện Bạch Mai

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Cơ sở: Bệnh zona là một trong những bệnh da thường gặp, do virus Herpes Zoster gây nên. Đau trong zona là triệu chứng chức năng chính đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế, đặc biệt là chuyên khoa Thần Kinh. Đau là biểu hiện đặc thù ở cả ba giai đoạn của bệnh với tính chất đau thần kinh nổi bật. Rất khó lượng giá cảm giác đau nhưng một số thang điểm đau có thể dùng để đánh giá mức độ và tính chất đau xuất xứ thần kinh như thang điểm LANSS và DN4. Mục tiêu: Áp dụng một số thang điểm đau quốc tế đánh giá mức độ và tính chất đau xuất xứ thần kinh trong bệnh zona. Phương pháp: Chúng tôi tiến hành nghiên cứu theo phương pháp mô tả cắt ngang, tiến cứu trên 73 bệnh nhân được chẩn đoán bệnh zona. Sử dụng thang điểm đau LANSS và DN4 để đánh giá mức độ và tính chất đau. Kết quả: 70% đến 90% bệnh nhân được đánh giá đau theo thang điểm đau xuất xứ thần kinh (LANSS). 60,3% bệnh nhân có tính chất đau xuất xứ thần kinh điển hình (điểm LANSS từ 21 trở lên). 20% đến 80% bệnh nhân có tính chất đau đánh giá theo thang điểm đau xuất xứ thần kinh bộ 4 câu hỏi (DN4). 95,9% bệnh nhân có tính chất đau xuất xứ thần kinh điển hình (điểm DN4 từ 4 trở lên). Tính chất  đau xuất xứ thần kinh và mức độ đau sau zona có mối tương quan chặt chẽ với tuổi bệnh nhân. Kết luận: Đau zona có các tính chất điển hình của đau xuất xứ thần kinh. Tuổi càng cao, càng có nguy cơ đau sau zona và các triệu chứng đau đánh giá theo điểm LANSS và bộ 4 câu hỏi (DN4) càng đầy đủ.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Nguyễn Văn Chương (2006), “Các hội chứng rối loạn cảm giác”, Thực hành lâm sàng thần kinh học Tập 2, NXB Y học, 196-204
2. Johnson R. W., Wasner G., Saddier P., Baron R. (2008). Herpes zoster and postherpetic neuralgia: optimizing management in the elderly patient. Drugs Aging, 25:991-1006.
3. Woolf C. J. (2004). Life Sci.;75:2605-2610
4. Oaklander A. L, Bowsher D., Galer B., Haanpää M., Jensen M. P. (2003): Herpes zoster itch: preliminary epidemiologic data. J Pain, 4:338-343.
5. Yawn B. P, Gilden D. (2013). The global epidemiology of herpes zoster. Neurology; 81:928–30.
6. Dworkin R. H, Gnann J. W. et al (2008). Diagnosis and assessment of pain associated with herpes zoster and postherpetic neuralgia. J Pain, 9(Suppl 1):S37-S44.