NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG Ở BỆNH NHÂN ĐỘT QUỴ NHỒI MÁU NÃO CÓ TỔN THƯƠNG ĐỘNG MẠCH CẢNH TRONG TẠI BỆNH VIỆN QUÂN Y 110

Nguyễn Huy Ngọc1,2,, Nguyễn Quang Ân3
1 Sở Y tế Phú Thọ
2 Đại học Y Dược, Đại học Quốc gia Hà Nội
3 Trường Cao đẳng Y tế Phú Thọ

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng ở bệnh nhân đột quỵ nhồi máu não có tổn thương tổn thương động mạch cảnh trong (ĐMCT). Phương pháp nghiên cứu: Tiến cứu, mô tả cắt ngang có phân tích. Đối tượng nghiên cứu: gồm 124 bệnh nhân được chẩn đoán là Nhồi máu não (NMN) được chụp cắt lớp vi tính (CLVT) 64 dãy điều trị tại Bệnh viện Quân y 110 từ 02/2018 đến 05/2019. Kết quả: Tuổi trung bình của bệnh nhân đột quỵ hệ tuần hoàn não trước là 66,84  ± 12,30  tuổi, nam giới chiếm 69,4%. Tiền sử đột quỵ não cũ ở nhóm có tổn thương ĐMCT là 23,3% cao hơn so với tỉ lệ 6,2% trong nhóm không có tổn thương ĐMCT. Nhóm có tổn thương ĐMCT có mức độ liệt nặng hơn nhóm không có tổn thương với 51,2% bệnh nhân có sức cơ lúc vào viện là 1/5. Điểm Glasgow trung bình của nhóm có tổn thương ĐMCT là 12,98 ± 1,67 điểm thấp hơn 14,36 ± 1,15 điểm của nhóm không có tổn thương. Thang điểm NIHSS có điểm trung bình cao hơn ở nhóm có tổn thương ĐMCT với 12,91 ± 5,95 điểm so với 6,64 ± 3,30 điểm của nhóm không có tổn thương. Nhóm tổn thương ĐMCT có điểm số ASPECT trung bình là 7,16 ± 1,70 điểm thấp hơn so với 8,69 ± 1,19 điểm trong nhóm không có tổn thương. Kết luận: Đột quỵ nhồi máu hệ tuần hoàn não trước thường gặp ở độ tuổi trên 60 tuổi, và thường gặp ở nam giới. Nhóm bệnh nhân đột quỵ não có tổn thương ĐMCT có mức độ liệt nặng hơn, rối loạn ý thức nặng hơn so với nhóm không có tổn thương. Về các thang điểm, nhóm có tổn thương ĐMCT có điểm NIHSS trung bình cao hơn và điểm ASPECT trung bình thấp hơn nhóm không có tổn thương.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. B. Ovbiagele, M. N. Nguyen-Huynh (2011). Stroke epidemiology: advancing our understanding of disease mechanism and therapy. Neurotherapeutics, 8(3): 319-29.
2. Lee S. J., Cho S. J., Moon H. S., et al. (2003). Combined extracranial and intracranial atherosclerosis in Korean patients. Arch Neurol, 60(11): 1561-4.
3. Ralph L. Sacco, D. E. Kargman, Qiong Gu, et al. (1995). Race-Ethnicity and Determinants of Intracranial Atherosclerotic Cerebral Infarction. Stroke, 26(1): 14-20.
4. Ka Sing Wong, Huan Li, Yu Leung Chan, et al. (2000). Use of Transcranial Doppler Ultrasound to Predict Outcome in Patients With Intracranial Large-Artery Occlusive Disease. Stroke, 31(11): 2641-2647.
5. Caplan L, Gorelick PB, Hier D B (1986). Race, sex and occlusive cerebrovascular disease: a review. Stroke, 17(4): 648-655.
6. Adams H. P., B. H. Bendixen, L. J. Kappelle, et al. (1993). Classification of subtype of acute ischemic stroke. Definitions for use in a multicenter clinical trial. TOAST. Trial of Org 10172 in Acute Stroke Treatment. Stroke, 24(1): 35-41.
7. Hoàng Văn Thuận (2013), Tai biến mạch máu não, in Bệnh học thần kinh, Giáo trình sau đại họcNhà xuất bản Y học, Hà nội, 15- 30.
8. Schellinger P. D., Thomalla G., Fiehler J., et al. (2007). MRI-based and CT-based thrombolytic therapy in acute stroke within and beyond established time windows: an analysis of 1210 patients. Stroke, 38(10): 2640-5.
9. Mai Duy Tôn (2012), Đánh giá hiệu qủa điều trị đột quỵ nhồi máu não cấp trong vong 3 giờ đầu bằng thuốc điều trị tiêu huyết khối đuờng tĩnh mạch Alteplase liều thấp, Truờng Đại Học Y Hà Nội.
10. Kang D. W., Sohn S. I., Hong K. S., et al. (2022). Reperfusion therapy in unclear-onset stroke based on MRI evaluation (RESTORE): a prospective multicenter study. Stroke, 43(12): 3278-83.