ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ CẤY GHÉP IMPLANT VỚI KỸ THUẬT DỰNG MÔ MỀM VÙNG RĂNG CỐI LỚN SỬ DỤNG HỖN HỢP MELATONIN VÀ HYALURONIC ACID

Lê Nguyên Lâm1,, Bùi Hoàng Minh Đức1, Bùi Cúc1, Bùi Hoàng Minh Phước1, Trần Quốc Ninh1, Hoàng Minh Tú 1
1 Trường Đại học Y Dược Cần Thơ

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Đặt implant với kỹ thuật dựng mô mềm giúp tăng bề dày mô mềm chiều dọc, nhưng có thể gây mức tiêu xương 0,51mm. Sử dụng hỗn hợp hyaluronic acid và melatonin giúp giảm đáng kể mức tiêu xương và tăng mật độ xương trong các thủ thuật phẫu thuật. Mục tiêu nghiên cứu: Nghiên cứu này đánh giá hiệu quả của hỗn hợp melatonin và hyaluronic acid trong kỹ thuật dựng mô mềm vùng răng cối lớn hàm dưới khi cấy ghép implant. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Tổng cộng 30 bệnh nhân đã được lựa chọn tham gia nghiên cứu, được đặt implant tại bệnh viện Trường Đại học Y Dược Cần Thơ từ tháng 4 năm 2023 đến tháng 2 năm 2025 và theo dõi các chỉ số về độ dày mô mềm, tiêu xương mào, chỉ số lành thương và thẩm mỹ quanh implant. Kết quả: Độ dày mô mềm chiều dọc sau phẫu thuật đạt trung bình 3,9 ± 0,8 mm. Tỉ lệ implant có tiêu xương ≤ 0,2 mm duy trì ở mức cao (83,3% sau 7 tháng), trong khi chỉ 6,7% implant có tiêu xương >0,5 mm. Chưa ghi nhận trường hợp tiêu xương vượt quá 1 mm. Thang điểm thẩm mỹ hồng đạt 10,7 ± 2,1. Không có trường hợp viêm niêm mạc hay viêm nha chu quanh implant sau phục hình. Kết luận: Kỹ thuật dựng mô mềm kết hợp hỗn hợp melatonin và hyaluronic acid được chứng minh là an toàn và có tiềm năng trong việc tăng bề dày mô mềm và kiểm soát tiêu xương mào quanh implant ở vùng răng cối lớn hàm dưới.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Linkevicius T, Puisys A, Linkevicius R, et al. The influence of submerged healing abutment or subcrestal implant placement on soft tissue thickness and crestal bone stability. A 2‐year randomized clinical trial. Clinical implant dentistry and related research. 2020; 22(4), pp. 497-506. doi: 10.1111/cid.12903
2. Allegra M, Reiter RJ, Tan DX, et al. The chemistry of melatonin's interaction with reactive species. Journal of pineal research. 2003; 34(1), pp. 1-10. doi: 10.1034/j.1600-079X.2003.02112.x
3. de Araújo Nobre M, Cintra N, and Maló P. Peri‐implant maintenance of immediate function implants: a pilot study comparing hyaluronic acid and chlorhexidine. International journal of dental hygiene. 2007; 5(2), pp. 87-94. doi: 10.1111/j.1601-5037.2007.00239.x
4. Nasr A, Shoeib M, Darhous M, et al. The Effect of Melatonin and Hyaluronic Acid Mixture on Hard Tissue Dimensional Changes Around Immediate Post-Extraction Implants. Egyptian Dental Journal. 2022; 68(1), pp. 565-577. doi: 10.21608/edj.2022.110319.1898
5. Hamzani Y and Chaushu G. Evaluation of early wound healing scales/indexes in oral surgery: A literature review. Clinical implant dentistry and related research. 2018; 20(6), pp. 1030-1035. doi: 10.1111/cid.12680
6. Fürhauser R, Florescu D, Benesch T, et al. Evaluation of soft tissue around single‐tooth implant crowns: the pink esthetic score. Clinical oral implants research. 2005; 16(6), pp. 639-644. doi: 10.1111/j.1600-0501.2005.01193.x
7. Casale M, Moffa A, Vella P, et al. Hyaluronic acid: Perspectives in dentistry. A systematic review. International journal of immunopathology and pharmacology. 2016; 29(4), pp. 572-582. doi: 10.1177/03946320166529
8. Misch CE, Perel ML, Wang H-L, et al. Implant success, survival, and failure: the International Congress of Oral Implantologists (ICOI) pisa consensus conference. Implant dentistry. 2008; 17(1), pp. 5-15. doi: 10.1097/ID.0b013e3181676059