ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG GIẢM CHÚ Ý Ở TRẺ RỐI LOẠN TĂNG ĐỘNG GIẢM CHÚ Ý

Thị Anh Thoa Nguyễn 1,, Nguyễn Ngọc Trần 1,2
1 Đại học Y Hà Nội
2 Viện Sức Khỏe Tâm Thần-Bệnh Viện Bạch Mai

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Rối loạn tăng động giảm chú ý (ADHD) là một rối loạn tâm thần phổ biến ở trẻ em. Biểu hiện giảm chú ý trong rối loạn tăng động giảm chú ý đa dạng nhưng khó nhận thấy dẫn đến chậm chẩn đoán ở trẻ từ đó ảnh hưởng tới hiệu quả điều trị cũng như chất lượng cuộc sống của trẻ. Mục tiêu: Mô tả đặc điểm lâm sàng giảm chú ý ở trẻ rối loạn tăng động giảm chú ý. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang 85 trẻ được chẩn đoán ADHD theo tiêu chuẩn DSM –V tại Bệnh viện Nhi Trung ương từ tháng 8/2020 đến tháng 8/2021. Kết quả: Triệu chứng dễ bị sao nhãng bởi các kích thích bên ngoài và gặp khó khăn trong việc duy trì sự chú ý trong các nhiệm vụ hoặc hoạt động chiếm tỷ lệ cao nhất 88,2%; trẻ bị kích thích bởi âm thanh hơn hình ảnh chiếm 60,0%; trẻ chỉ tập trung vào thứ mình thích chiếm 86,7%; triệu chứng không làm theo hướng dẫn và không hoàn thành việc học, công việc, hoặc nhiệm vụ tại nơi làm việc thì gặp phần lớn trong việc học (97%); triệu chứng né tránh, không thích hoặc không muốn tham gia vào các nhiệm vụ đòi hỏi phải duy trì nỗ lực tinh thần cũng gặp phần lớn trong việc học (96,9%); triệu chứng mất những thứ cần thiết cho các nhiệm vụ hoặc hoạt động thì gặp phần lớn là đánh mất đồ dùng học tập (92,6%); triệu chứng quên trong các hoạt động hàng ngày, việc quên đồ dùng học tập chiếm 94,3%. Kết luận: Triệu chứng dễ bị sao nhãng bởi các kích thích bên ngoài chiếm tỷ lệ cao nhất, trẻ dễ dàng bị kích thích bởi âm thanh. Mặc dù trẻ gặp khó khăn trong việc duy trì sự chú ý trong các nhiệm vụ nhưng trẻ lại có khả năng tập trung vào thứ mình thích. Trẻ đa phần né tránh việc học, đánh mất đồ dùng học tập,quên đồ dùng học tập.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Thomas R., Sanders S., Doust J. và cộng sự. (2015). Prevalence of attention-deficit/ hyperactivity disorder: a systematic review and meta-analysis. Pediatrics, 135(4), e994-1001.
2. (2013), Diagnostic and statistical manual of mental disorders: DSM-5TM, 5th ed, American Psychiatric Publishing, Inc., Arlington, VA, US.
3. Martin A., Volkmar F.R., và Bloch M.H. (2017), Lewis’s Child and Adolescent Psychiatry: A Comprehensive Textbook, Wolters Kluwer Health.
4. Nøvik T.S., Hervas A., Ralston S.J. và cộng sự. (2006). Influence of gender on attention-deficit/hyperactivity disorder in Europe--ADORE. Eur Child Adolesc Psychiatry, 15 Suppl 1, I15-24.
5. Riddle M.A., Yershova K., Lazzaretto D. và cộng sự. (2013). The Preschool Attention-Deficit/Hyperactivity Disorder Treatment Study (PATS) 6-year follow-up. J Am Acad Child Adolesc Psychiatry, 52(3), 264-278.e2.
6. Silk T.J., Malpas C.B., Beare R. và cộng sự. (2019). A network analysis approach to ADHD symptoms: More than the sum of its parts. PLOS ONE, 14(1), e0211053.
7. Kewley G. (2006), Attention Deficit Hyperactivity Disorder: What Can Teachers Do?, Routledge, London.