ĐẶC ĐIỂM GÃY XƯƠNG HÀM DƯỚI TẠI BỆNH VIỆN HỮU NGHỊ VIỆT ĐỨC 6 THÁNG CUỐI NĂM 2023
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu: Mô tả đặc điểm dịch tễ, lâm sàng và hình ảnh chụp cắt lớp vi tính của bệnh nhân được chẩn đoán gãy xương hàm dưới tại Khoa Phẫu thuật Hàm mặt-Tạo hình-Thẩm mỹ, Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức 6 tháng cuối năm 2023. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu hồi cứu mô tả cắt ngang các đặc điểm của bệnh nhân được chẩn đoán gãy xương hàm dưới và điều trị tại Khoa Phẫu thuật Hàm mặt-Tạo hình-Thẩm mỹ, Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức 6 tháng cuối năm 2023. Dữ liệu được thu thập từ hồ sơ bệnh án giấy và điện tử, được phân tích bằng phần mềm SPSS. Kết quả: Tổng số 309 bệnh nhân bị gãy xương hàm dưới được chẩn đoán trên phim chụp cắt lớp vi tính với 542 ổ gãy, nam giới chiếm ưu thế với 81,23%; độ tuổi từ 3 đến 73 tuổi và tuổi trung bình là 31,43 ± 14,75. Phần lớn gãy xương hàm dưới là do tai nạn giao thông với tỷ lệ 85,76%. Khoảng 3,5% tổng số trường hợp được ghi nhận có liên quan đến rượu, trực tiếp hoặc gián tiếp. Tỷ lệ gãy xương hàm dưới tại vùng cằm và cạnh cằm là cao nhất (chiếm 35,61% trong 542 ổ gãy), kế đến là gãy lồi cầu (25,46%). Gãy xương hàm dưới đơn thuần gặp ở 148 bệnh nhân (47,9%). Chấn thương hàm mặt phối hợp 52,1%; chấn thương phối hợp các cơ quan khác chiếm tỉ lệ 57,3%. Kết luận: Gãy xương hàm dưới chủ yếu gặp ở nam giới, tuổi từ 21 đến 30, nguyên nhân phổ biến nhất là tai nạn giao thông chiếm 85,76%. Tỉ lệ chấn thương phối hợp chiếm tỉ lệ cao cả ở nhóm chấn thương khác ở vùng hàm mặt cũng như các cơ quan bộ phận khác trên cơ thể.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
xương hàm dưới, gãy xương hàm dưới, dịch tễ học, chấn thương hàm mặt
Tài liệu tham khảo


2. Vũ Trung Trực, Phan Hà My (2024). Tình hình gãy xương hàm trên Le Fort điều trị nội trú tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức năm 2021-2022. Tạp chí Ngoại khoa và Phẫu thuật nội soi Việt Nam, số 1, tập 14, trang 35-41. https://doi.org/ 10.51199/vjsel.2024.1.5


3. Sirimaharaj W, Pyungtanasup K. The epidemiology of mandibular fractures treated at Chiang Mai University Hospital: a review of 198 cases. J Med Assoc Thai. 2008;91(6):868-874.

4. Giáp HV. Nhận xét hình thái gãy xương hàm dưới trên bệnh nhân chấn thương hàm mặt tại Bệnh viện Răng Hàm Mặt Trung ương Hà Nội năm 2016-2017 - Khóa luận tốt nghiệp đại học.

5. Jung HW, Lee BS, Kwon YD, et al. Retrospective clinical study of mandible fractures. J Korean Assoc Oral Maxillofac Surg. 2014; 40(1):21-26. doi:10.5125/jkaoms.2014.40.1.21


6. Dongas P, Hall GM. Mandibular fracture patterns in Tasmania, Australia. Aust Dent J. 2002;47(2): 131-137. doi:10.1111/j.1834-7819. 2002.tb00316.x


7. Chu MW, Soleimani T, Evans TA, et al. C-spine injury and mandibular fractures: lifesaver broken in two spots. J Surg Res. 2016;206(2):386-390. doi:10.1016/j.jss.2016.08.019


8. Lin FY, Wu CI, Cheng HT. Mandibular Fracture Patterns at a Medical Center in Central Taiwan: A 3-Year Epidemiological Review. Medicine (Baltimore). 2017;96(51):e9333. doi:10.1097/MD. 0000000000009333

