SỰ CO HỒI TỬ CUNG CỦA SẢN PHỤ SAU ĐẺ 24 GIỜ TẠI BỆNH VIỆN THANH NHÀN NĂM 2024

Đỗ Quang Tuyển1, Nguyễn Thị Ngọc Quỳnh1, Nguyễn Thị Thùy Trang1,
1 Trường Đại học Thăng Long

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: (1)Mô tả một số đặc điểm của sản phụ sau đẻ 24 giờ tại Bệnh viện Thanh Nhàn năm 2024, (2) Mô tả sự co hồi tử cung của sản phụ sau đẻ 24 giờ tại Bệnh viện Thanh Nhàn năm 2024. Phương pháp nghiên cứu: nghiên cứu mô tả tiến cứu trên 107 sản phụ tại khoa Sản, Bệnh viện Thanh Nhàn. Kết quả: trong 24 giờ đầu, 64,5% sản phụ nuôi con bằng sữa mẹ và cho con bú trong 1 giờ sau sinh, sản phụ có thể di chuyển quanh giường trong giờ đầu (12,1%), lượng sản dịch trung bình là 275,70 ± 8,818 ml, chiều cao tử cung sau sinh 24 giờ giảm 1 cm, mật độ tử cung cứng (53,2%), 86,9% co hồi sử cung tốt sau sinh 24 giờ đầu. Kết luận: Tỷ lệ sản phụ cho con bú sữa mẹ và bú sớm khá cao. Tỷ lệ sản phụ di chuyển sớm quanh giường còn ít. Sự co hồi tử cung của các sản phụ sau sinh tốt.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Tạ Thị Ngọc Bích (2016), Sự co hồi tử cung, tác dụng của việc cho trẻ bú sớm tại khoa Phụ sản Bệnh viện Bạch Mai và một số yếu tố liên quan, luận văn tốt nghiệp cử nhân điều dưỡng, Trường Đại học Y Hà Nội.
2. Bộ Y tế (2020). Chiến lược quốc gia về chăm sóc sức khỏe sinh sản giai đoạn 2001-2010.
3. Dương Thị Cương (2013). Bài giảng Sản phụ khoa tập I. NXB Y học.
4. Đoàn Thị Ngọc Hà (2017), Chăm sóc sản phụ sau sinh và một số yếu tố liên quan tại bệnh viện Nhi tỉnh Bắc Ninh. Luận văn tốt nghiệp cử nhân điều dưỡng, Trường Đại học Y Hà Nội.
5. Trịnh Bảo Ngọc, Nguyễn Lân, Đoàn Thị Tuyết và cộng sự (2011). Nuôi con bằng sữa mẹ trong vòng 1h đầu sau sinh của các bà mẹ tại 2 bệnh viện Hà Nội năm 2011. Tạp chí y học dự phòng, XXV, 6, 166.
6. Viện Dinh dưỡng (2000). Tình trạng dinh dưỡng mẹ và con năm 2002, Nhà xuất bản y học Hà Nội.