ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG RỐI LOẠN TRẦM CẢM Ở NGƯỜI BỆNH VẢY NẾN ĐIỀU TRỊ TẠI BỆNH VIỆN DA LIỄU TRUNG ƯƠNG

Thị Thu Hà Phạm 1,, Doãn Phương Nguyễn 2, Văn Tuấn Nguyễn 1,2, Công Thiện Lê 1,2
1 Đại học Y Hà Nội
2 Viện sức khỏe Tâm thần, Bệnh viện Bạch Mai

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Trầm cảm là bệnh lý đi kèm thường gặp ở người bệnh vảy nến, trầm cảm làm triệu chứng vảy nến nặng hơn, biến chứng xảy ra nhiều hơn, giảm tuân thủ điều trị, tăng nguy cơ tử vong và tự sát trên người bệnh. Mục tiêu nghiên cứu: Mô tả đặc điểm lâm sàng rối loạn trầm cảm ở người bệnh vảy nến điều trị nội trú tại bệnh viện Da Liễu Trương Ương. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang 122 người bệnh vảy nến điều trị tại bệnh viện Da Liễu Trung Ương từ tháng 08/2020 đến tháng 08/2021. Kết quả: Đối tượng nghiên cứu bệnh nhân nam nhiều hơn bệnh nhân nữ chiếm tỷ lệ 68,9% so với nữ là 31,1%; độ tuổi trung bình 51,02 ± 15,79; nơi sinh sống chủ yếu ở nông thôn (55,7%); trình độ học vấn trung học phổ thông (41%). Có 26,2% người bệnh có rối loạn trầm cảm theo ICD – 10, trong đó trầm cảm nhẹ chiếm 13,9%; triệu chứng khởi phát hay gặp nhất tự ti (46,9%); trong các triệu chứng đặc trưng đặc trưng của trầm cảm, khí sắc trầm là hay gặp nhất (96,9%); trong các triệu chứng phổ biến của trầm cảm, hay gặp nhất là giảm tính tự trọng và lòng tự ti (100%) và rối loạn giấc ngủ (90,6%). Kết luận: Trầm cảm thường khởi phát đầu tiên bởi tự ti về bản thân. Triệu chứng đặc trưng hay gặp nhất là khí sắc trầm, triệu chứng phổ biến hay gặp là giảm sút tính tự trong, lòng tự tin và rối loạn giấc ngủ.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Langley RGB, Krueger GG, Griffiths CEM. Psoriasis: epidemiology, clinical features, and quality of life. Ann Rheum Dis. 2005;64 Suppl 2:ii18-23; discussion ii24-25. doi:10.1136/ard.2004.033217
2. González-Parra S, Daudén E. Psoriasis and Depression: The Role of Inflammation. Actas Dermo-Sifiliográficas (English Edition). 2019;110 (1):12-19. doi:10.1016/ j.adengl.2018.05.035
3. Giáo trình Bệnh học tâm thần Trường Đại Học Y Hà Nội, Giai đoạn trầm cảm trang 54, 2016.
4. McDonough E, Ayearst R, Eder L, et al. Depression and Anxiety in Psoriatic Disease: Prevalence and Associated Factors. The Journal of Rheumatology. 2014;41(5):887-896. doi:10.3899/ jrheum.130797
5. Biljan D, Laufer D, Filaković P, Situm M, Brataljenović T. Psoriasis, mental disorders and stress. Coll Antropol. 2009;33(3):889-892.
6. Schmitt JM, Ford DE. Role of Depression in Quality of Life for Patients with Psoriasis. DRM. 2007;215(1):17-27. doi:10.1159/000102029
7. Wu KK, Armstrong AW. Suicidality among psoriasis patients: a critical evidence synthesis. G Ital Dermatol Venereol. 2019;154(1):56-63. doi:10.23736/S0392-0488.18.06112-6
8. Lê Thị Hồng Thanh. Nghiên cứu một số yếu tố liên quan và đặc điểm lâm sàng bệnh vảy nến thông thường khám và điều trị tại Bệnh viện Da liễu Trung ương từ tháng 01/2018 đến tháng 12/2018. Journal of 108 - Clinical Medicine and Phamarcy. 2020;15(3). Accessed August 31, 2021. https://tcydls108.benhvien108.vn/index.php/YDLS/article/view/209
9. Chan F, Ho K, Pang A. Depression in Hong Kong Chinese patients with psoriasis. Hong Kong Journal of Dermatology and Venereology. 2009;17.