THÁI ĐỘ XỬ TRÍ VÀ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ PHẪU THUẬT UNG THƯ DẠ DÀY THỦNG
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu nghiên cứu: 1. Thái độ xử trí ung thư dạ dày thủng. 2. Đánh giá kết quả phẫu thuật ung thư dạ dày thủng. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu (NC): Phương pháp mô tả hồi cứu. Kết quả NC: 35 BN, nam 28, nữ 7; Tỷ lệ nam/nữ 4:1; Tuổi TB 65,2 T.Tiền sử: Loét DD-TT 11,4%; Khâu thủng DD-TT 11,4%; Nối vị tràng (HMV do UTDD) 5,7%; Khâu thủng UTDD 1 BN. Lâm sàng: Đau bụng dữ dội, đột ngột 74,3%; 2 BN đau bụng có sốt; 5 BN đau bụng có XHTH. Chụp bụng có liềm hơi D' hoành 68,6%; CLVT 22/35 BN có dịch, khí OB; 1 BN có ổ apxe cạnh bờ cong lớn, 1 BN có khí trong hậu cung mạc nối (HCMN). NSDD trước thủng chẩn đoán UTDD 37,1%; mổ ≤ 24 h là 62,86%; tỷ lệ mổ > 24 h là 11,4%; Tỷ lệ thủng bít 25,7%. Tỷ lệ thủng UTDD 1/3 giữa 8,6% 1/3 trên 5,7%, 1/3 dưới 85,7%. Kích thước lỗ thủng TB 2,386 cm; KT khối UTDD TB 6,45 cm. Tỷ lệ thủng vào OB 68,6%; thủng bít vào đầu tụy, tá tràng, đại tràng 25,7%; Thủng vào HCMN 2,85%, thủng tạo thành ổ apxe 2,85%; Mổ cắt gần TBDD triệt căn 82,8%; cắt gần TBDD không triệt căn 2,9%; Cắt TBDD triệt căn 5,8%; Khâu thủng 8,5%. Vét hạch D2 40%; Vét hạch D1-D1(+) 48,6%. Tỷ lệ biến chứng (BC) 17,1%; TV 2,9%. Số hạch nạo vét TB 12,96 hạch/BN. Tỷ lệ thủng UTDD giai đoạn III-IV 68,6%. Kết luận: Bệnh lý UTDD thủng gặp chủ yếu ở lứa tuổi 65 (NC này: 65,2T), tỷ lệ cao ở nam (NC này: nam/nữ 4/1), thủng 1/3 dưới dạ dày chiếm tỷ lệ cao từ 79,3-86,67% (NC này: 85,7%). Tỷ lệ chẩn đoán trước mổ UTDD thủng khoảng 30-40% (NC này: 40%). Tỷ lệ thủng trên UTDD giai đoạn III-IV chiếm hơn 60% (NC này: 68,6%). Mổ cắt dạ dày 1 thì khi viêm phúc mạc khó đạt được diện cắt R0 (< 50%), số hạch nạo vét được thấp, tỷ lệ biến chứng và TV cao. Mổ cắt DD triệt căn 2 thì (thì 1 khâu thủng qua phẫu thuật nội soi hoặc mổ mở; thì 2 cắt dd, vét hạch D2) có tỷ lệ đạt được diện cắt R0 cao, số hạch vét được cao, tỷ lệ biến chứng và TV giảm, tỷ lệ sống sau 5 năm có thể đạt 50%. Khâu thủng đơn thuần khi UTDD giai đoạn muộn, thể trạng toàn thân yếu, nhiều bệnh phối hợp.
Chi tiết bài viết
Tài liệu tham khảo

2. Hironnori TSUIMOTO et Al. Outcome after emergency surgery in patients with a free perfogation caused by gastric cancer: Experimental and Therapeutic Medicine 1: 199-203, 2010.).

3. Lehnert T, Buhl K, Dueck M, Hinz U, Herfarth C. Two-stage radical gastrectomy for perforated gastric cancer. Eur J Surg Oncol. 2000; 26: 780-784.

4. Ignjatovic N, Stojanov D, Djordjevic M. Perforation of gastric cancer-what should the surgeon do? Bosn J Basic Med Sci. 2016: 222-226.

5. Adachi Y, Mori M, Maehara T, Okudaira Y, Surgimachi K. Surgical results of perforated gastric carcinoma: an analysis of 155 Japanese patients. Am J Gastroenterol 1997; 92: 516-8.

6. Junlin Zhang et al: Short and long-term outcomes of one stage versus two-stage gastrectomy for perforated gastric cancer: a multicenter retrospective propensy score-matched study). World Journal of Surgical Oncology (2024) 22:7.

7. Franco Roviello et al. Perforated gastric carcinoma: a report of 10 cases and review of the literature.World J Sur Oncol 2006.4:19).

8. Gertsch P, Yip SKH, Chow LWC, Lauder IJ. Free perforation of gastric carcinoma. Results of surgical treatment. Arch Surg.1995; 130: 177-181.
