TÌNH TRẠNG ĐIỀU TRỊ THUỐC SINH HỌC Ở BỆNH NHÂN VIÊM CỘT SỐNG DÍNH KHỚP TẠI KHOA CƠ XƯƠNG KHỚP BỆNH VIỆN BẠCH MAI

Ngọc Trung Nguyễn 1,, Thị Như Hoa Nguyễn 2, Hải Bình Bùi 2
1 Trường Đại học Y Hà Nội
2 Bệnh viện Bạch Mai

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Mô tả thực trạng sử dụng thuốc sinh học trong điều trị viêm cột sống dính khớp tại khoa Cơ Xương Khớp- Bệnh viện Bạch Mai. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang tiến cứu kết hợp hồi cứu trên 161 bệnh nhân viêm cột sống dính khớp (VCSDK) có dùng thuốc sinh học tại địa điểm nghiên cứu từ 01/2018 đến 7/2021. Kết quả: Thuốc sinh học hay được chọn đầu tiên là nhóm thuốc thuộc nhóm kháng TNF-α (69,6%) và thuốc thuộc nhóm kháng IL-17 là Secukinumab chiếm 30,4%. Có 27,3% bệnh nhân chuyển sang thuốc sinh học khác. Tỉ lệ tuân thủ điều trị là 26,1%. Lý do hàng đầu của không tuân thủ điều trị là: kinh tế (35,2%) và đáp ứng tốt (31,8%), đại dịch COVID-19 (17,6%); của giãn liều là đáp ứng tốt (66,3%), kinh tế (12,8%), đại dịch Covid-19 (10,4%); của dừng thuốc phần lớn là do lý do kinh tế chiếm 50%, các lý do khác: tác dụng phụ (14,3%), đại dịch Covid-19 (12,2%); và của đổi thuốc là không đáp ứng thứ phát (34%), không đáp ứng nguyên phát (24%) và tác dụng phụ của thuốc (20%). Kết luận: Thuốc sinh học được ưu tiên điều trị là các thuốc thuộc nhóm kháng TNF-α. Tỷ lệ bệnh nhân tuân thủ điều trị còn thấp. Lý do không tuân thủ hàng đầu là kinh tế, tiếp đến là do sự đáp ứng tốt trong quá trình điều trị và ảnh hưởng của đại dịch Covid-19. Các nguyên nhân: kinh tế, ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, hết thuốc, tác dụng phụ và không đáp ứng với thuốc sinh học là những lý do chính khiến cho bệnh nhân đổi thuốc hoặc ngừng thuốc trong quá trình điều trị.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Pavelka K, Forejtová S, Stolfa J, Chroust K, Buresová L, Mann H, et al. Anti-TNF therapy of ankylosing spondylitis in clinical practice. Results from the Czech national registry ATTRA. Clin Exp Rheumatol. 2009 Dec;27(6):958–63.
2. Micheroli R, Tellenbach C, Scherer A, et al. Effectiveness of secukinumab versus an alternative TNF inhibitor in patients with axial spondyloarthritis previously exposed to TNF inhibitors in the Swiss Clinical Quality Management cohort. Ann Rheum Dis 2020; 79:1203–9.
3. Lindström U, Olofsson T, Wedrén S, Qirjazo I, Askling J. Biological treatment of ankylosing spondylitis: a nationwide study of treatment trajectories on a patient level in clinical practice. Arthritis Res Ther. 2019;21(1):128.
4. Glintborg B, Østergaard M, Krogh NS, et al. Clinical response, drug survival and predictors thereof in 432 ankylosing spondylitis patients after switching tumour necrosis factor α inhibitor therapy: results from the Danish nationwide DANBIO registry. Ann Rheum Dis. 2013;72(7):1149-1155.
5. Michelsen B, Lindström U, Codreanu C, Ciurea A, Zavada J, Loft AG, Pombo-Suarez M, Onen F, Kvien TK, Rotar Z, Santos MJ, Iannone F, Hokkanen AM, Gudbjornsson B, Askling J, Ionescu R, Nissen MJ, Pavelka K, Sanchez-Piedra C, Akar S, Sexton J, Tomsic M, Santos H, Sebastiani M, Österlund J, Geirsson AJ, Macfarlane G, van der Horst-Bruinsma I, Georgiadis S, Brahe CH, Ørnbjerg LM, Hetland ML, Østergaard M. Drug retention, inactive disease and response rates in 1860 patients with axial spondyloarthritis initiating secukinumab treatment: routine care data from 13 registries in the EuroSpA collaboration. RMD Open. 2020 Sep;6(3):e001280.
6. Ki Min H, Kim HR, Lee SH, Hong YS, Kim MY, Park SH, Kang KY. Retention rate and effectiveness of secukinumab vs TNF inhibitor in ankylosing spondylitis patients with prior TNF inhibitor exposure. Rheumatology (Oxford). 2021 Mar 16:keab245.