CHẤT LƯỢNG GIẤC NGỦ Ở BỆNH NHÂN HỘI CHỨNG ỐNG CỔ TAY ĐƯỢC ĐIỀU TRỊ PHẪU THUẬT TẠI BỆNH VIỆN ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu: Đánh giá chất lượng giấc ngủ ở người bệnh bị hội chứng ống cổ tay được điều trị phẫu thuật tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu tiến cứu 72 người bệnh bị hội chứng ống cổ tay tiên phát cả 2 bên, được mổ cắt dây chằng ngang giải ép thần kinh giữa 2 bên trong 1 lần mổ tại khoa chấn thương chỉnh hình và y học thể thao Bệnh viện Đại học Y Hà Nội trong thời gian từ tháng 6 năm 2019 đến hết tháng 12 năm 2020. Tất cả người bệnh đánh giá mức độ nặng của triệu chứng và chức năng của bàn tay bằng thang điểm Boston, đánh giá chất lượng giấc ngủ bằng thang điểm Pittsburgh Sleep Quality Index (PSQI) ở thời điểm trước mổ và các thời điểm 3 tháng, 6 tháng sau mổ. Kết quả: Điểm PSQI trước mổ cho biết tất cả các bệnh nhân đều có tình trạng rối loạn giấc ngủ mức độ nặng. Chất lượng giấc ngủ của người bệnh sau mổ có sự cải thiện có ý nghĩa thống kê với điểm PSQI trước mổ có giá trị 14 (13-16) giảm xuống còn 9 (8-11) ở thời điểm 3 tháng và xuống còn 4 (4-5) ở thời điểm 6 tháng sau mổ. Mức độ nặng của triệu chứng và chức năng bàn tay cũng cải thiện tương tự. Kết luận:Phẫu thuật giải ép thần kinh giữa không chỉ cải thiện triệu chứng, chức năng bàn tay mà còn cải thiện chất lượng giấc ngủ cho người bệnh hội chứng ống cổ tay.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Hội chứng ống cổ tay, chất lượng giấc ngủ, phẫu thuật, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội
Tài liệu tham khảo
2. Graham B., Regehr G., Naglie G. và cộng sự. (2006). Development and validation of diagnostic criteria for carpal tunnel syndrome. J Hand Surg, 31(6), 919–924.
3. Gangwisch J.E., Malaspina D., Boden-Albala B. và cộng sự. (2005). Inadequate sleep as a risk factor for obesity: analyses of the NHANES I. Sleep, 28(10), 1289–1296.
4. Sampaio R.A.C., Sewo Sampaio P.Y., Yamada M. và cộng sự. (2014). Self-reported quality of sleep is associated with bodily pain, vitality and cognitive impairment in Japanese older adults. Geriatr Gerontol Int, 14(3), 628–635.
5. Rubin G., Orbach H., Rinott M. và cộng sự. (2020). Relationship between electrodiagnostic findings and sleep disturbance in carpal tunnel syndrome: A controlled objective and subjective study. J Int Med Res, 48(2), 030006051986267.
6. Karatas G., Kutluk O., Akyuz M. và cộng sự. (2020). The effects of carpal tunnel syndrome on sleep quality. Ann Med Res, 27(1), 381.
7. Trung D.T., Ngoc T.M., Gia D.H. và cộng sự. (2019). Endoscopic carpal tunnel release surgery: a case study in Vietnam. J Orthop Surg, 14(1), 149.
8. Tulipan J.E., Kim N., Abboudi J. và cộng sự. (2017). Prospective Evaluation of Sleep Improvement Following Carpal Tunnel Release Surgery. J Hand Surg, 42(5), 390.e1-390.e6.
9. Okkesim C.E., Serbest S., Tiftikçi U. và cộng sự. (2019). Prospective evaluation of preoperative and postoperative sleep quality in carpal tunnel release. J Hand Surg Eur Vol, 44(3), 278–282.