KẾT QUẢ SỚM VÀ TRUNG HẠN PHẪU THUẬT SỬA VAN HAI LÁ ÍT XÂM LẤN QUA ĐƯỜNG MỞ NHỎ NGỰC PHẢI TẠI BỆNH VIỆN TIM HÀ NỘI

Lê Công Thắng Trần 1,, Sinh Hiền Nguyễn 1,2, Minh Ngọc Nguyễn 2
1 Trường Đại học Y Hà Nội
2 Bệnh viện Tim Hà Nội

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Nghiên cứu hồi cứu mô tả 45 bệnh nhân được phẫu thuật sửa van hai lá ít xâm lấn với nội soi hỗ trợ tại Bệnh Viện Tim Hà Nội từ tháng 01/2018 đến tháng 12/2020, với thời gian theo dõi sau mổ kéo dài trung bình 16,4 tháng. Tuổi trung bình là 49 ± 12,5 tuổi. Tỉ lệ nam/nữ xấp xỉ 1/1. Trong đó có 43 trường hợp van thoái hóa, 2 trường hợp van hậu thấp. Cơ chế chính là tổn thương lá sau (34 trường hợp), đứng thứ hai là tổn thương cả lá trước và lá sau có 7 trường hợp; tổn thương lá trước đơn thuần gồm 4 trường hợp. Thời gian chạy máy TNHCT 164 ± 34 phút, thời gian cặp động mạch chủ 93 ± 19 phút. Kỹ thuật tạo hình van hai lá bao gồm: đặt vòng van 100%, cắt tam giác/ tứ giác/ butterfly 48,9%, khâu gấp nếp lá sau 24,4%, dây chằng nhân tạo 20%, edge-to-edge 13,3%. Tỉ lệ tử vong trong bệnh viện và 30 ngày sau mổ là 0%. 4 trường hợp có biến chứng trong đó bao gồm 2 trường hợp chảy máu phải mổ lại, 1 trường hợp tràn dịch màng phổi cần dẫn lưu (2,2%), 1 trường hợp nhiễm trùng vết mổ đùi sau mổ (2,2%), không có trường hợp nào phải mổ lại thay van trong hoặc trong khi nằm viện. Thời gian hồi sức trung bình  2,5 ± 0,7 ngày, thời gian thở máy 18.9 ± 7,5 giờ. Tất cả 45 ca đều được phẫu thuật thành công,  không có trường hợp nào phải mở rộng đường mở ngực hay chuyển mở xương ức. Tỉ lệ sửa van hai lá thành công  cao (không hở hoặc hở độ I trên siêu âm sau mổ) (95,6%).

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Carpentier A.F., Adams D.H., Filsoufi F. và cộng sự. (2010), Carpentier’s reconstructive valve surgery: from valve analysis to valve reconstruction, Saunders Elsevier, Maryland Heights, Mo.
2. Raanani E., Spiegelstein D., Sternik L. và cộng sự. (2010). Quality of mitral valve repair: Median sternotomy versus port-access approach. The Journal of Thoracic and Cardiovascular Surgery, 140(1), 86–90.
3. Cao C., Gupta S., Chandrakumar D. và cộng sự. (2013). A meta-analysis of minimally invasive versus conventional mitral valve repair for patients with degenerative mitral disease. Annals of cardiothoracic surgery, 2(6), 11.
4. McClure R.S., Cohn L.H., Wiegerinck E. và cộng sự. (2009). Early and late outcomes in minimally invasive mitral valve repair: An eleven-year experience in 707 patients. The Journal of Thoracic and Cardiovascular Surgery, 137(1), 70–75.
5. Davierwala P.M., Seeburger J., Pfannmueller B. và cộng sự. (2013). Minimally invasive mitral valve surgery: “The Leipzig experience”. Annals of cardiothoracic surgery, 2(6), 7.
6. Sündermann S.H., Sromicki J., Rodriguez Cetina Biefer H. và cộng sự. (2014). Mitral valve surgery: Right lateral minithoracotomy or sternotomy? A systematic review and meta-analysis. The Journal of Thoracic and Cardiovascular Surgery, 148(5), 1989-1995.e4.
7. Falk V., Cheng D.C.H., và Martin J. (2011). Minimally Invasive versus Open Mitral Valve Surgery a Consensus Statement of the International Society of Minimally Invasive Coronary Surgery (ISMICS) 2010. 6(2), 11.