ĐẶC ĐIỂM VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN Ở TRẺ TỪ 06-59 THÁNG TUỔI ĐƯỢC CHẨN ĐOÁN VIÊM PHỔI TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA XANH PÔN NĂM 2023-2024
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu: Nghiên cứu nhằm mô tả đặc điểm và một số yếu tố liên quan ở 158 trẻ trẻ từ 06-59 tháng tuổi được chẩn đoán viêm phổi điều trị nội trú tại Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn năm 2023-2024. Thiết kế nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang. Kết quả: Nghiên cứu trên 158 trẻ cho thấy trẻ trai hiếm 58,2% nhiều hơn so với trẻ gái chiếm 41,8%; Nhóm trẻ từ 12 - 23 tháng tuổi chiếm tỷ lệ cao nhất 36,7%; trẻ sinh đủ tháng chiếm 86,7%, số trẻ sinh non là 13,3%; trẻ có cân nặng sơ sinh ≥ 2500g là chủ yếu chiếm 89,3% và có 10,7% số trẻ cân nặng sơ sinh < 2500g; nghiên cứu cũng cho thấy đa số trẻ tham gia nghiên cứu được sinh ra là con thứ 2 trong gia đình với tỷ lệ cao nhất 48,8%. Tỷ lệ trẻ có tình trạng dinh dưỡng bình thường ở trẻ gái cao hơn trẻ trai (72,7% so với 64,1%), còn ở tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng (SDD) thì ngược lại, trẻ trai có tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng cao hơn trẻ gái (35,9% so với 27,3%). Trẻ viêm phổi nhập viện mà tác nhân không xác định được chiếm tỷ lệ cao: 74,7%. Có 25,3% trẻ bị viêm phổi xác định được nguyên nhân gây bệnh, trong đó nguyên nhân do mycoplasma là 15,8% còn lại là do các nguyên nhân khác chiếm 9,5% như RSV(+), cúm (+), tụ cầu vàng, phế cầu. Nghiên cứu cho kết quả trẻ là con thứ 2 có nguy cơ bị SDD cao hơn 2,3 lần so với trẻ là con đầu sự khác biệt này là có ý nghĩa thống kê với p < 0,05. Các đặc điểm về tình trạng bệnh của trẻ không có mối tương quan với tình trạng dinh dưỡng của trẻ (p>0,05). Kết luận: Kết quả nghiên cứu này cho thấy tỷ lệ suy dinh dưỡng vẫn chiếm khá cao (32,2%), trẻ là con thứ 2 có nguy cơ SDD cao hơn trẻ là con đầu.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Dinh dưỡng, nhi, viêm phổi, Xanh Pôn
Tài liệu tham khảo

2. Join children manlnutrition estimates (JME). WHO-UB-UNICEF. 2021. https://www. who.int/data/gho/data/themes/topics/joint-child-malnutrition-estimates-unicef-who.

3. Jia Cao 1, Luting Peng 1, Rong Li 1, et al. Nutritional risk screening and its clinical significance in hospitalized children. Published online 2013.

4. Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị một số bệnh thường gặp ở trẻ em. kcb.vn. September 9, 2015. Accessed September 8, 2024. https://kcb.vn/phac-do/huong-dan-chan-doan-va-dieu-tri-mot-so-benh-thuong-gap-o-tre.html

5. Lê Thị Hương, Nguyễn Thị Hiền Trang, Lê Mai Trà Mi, Vũ Ngọc Hà, Bùi Thị Trà Vi (2023). Tình trạng dinh dưỡng và thực trạng thiếu vi chất ở trẻ dưới 5 tuổi đến khám tại phòng khám Dinh dưỡng, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội năm 2022 - 2023. Tạp Chí Nghiên cứu Y học 171 (10): 175-85. https://doi.org/10.52852/tcncyh. v171i10.2022.


6. Nguyễn Thị Thu Hậu, Dương Trí Thịnh và cs (2022), Tình trạng dinh dưỡng của bệnh nhân viêm phổi dưới 5 tuổi tại khoa Hô hấp 1 Bệnh viện Nhi Đồng 2, Tạp chí Y học Việt Nam (Tổng hội Y học Việt Nam) - 2022 - no.CD3 - tr.54-60 - ISSN. 1859-1868

7. Lê Thị Hồng Giang. Thực trạng suy dinh dưỡng và một số yếu tố liên quan của trẻ dưới 5 tuổi tại Bệnh viện Đa khoa khu vực Cam Ranh. Tạp Chí Học Việt Nam. 2023;530(1B). doi:10.51298/vmj .v530i1B.6719


8. Trương Thị Thuỳ Dương, Lê Thị Thanh Hoa. Thực trạng suy dinh dưỡng và một số yếu tố liên quan ở trẻ em dưới 5 tuổi tại xã Dương Thành, huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên. Tạp chí Dinh dưỡng và Thực phẩm. 2023;19(4+5):22-29. doi:10.56283/1859-0381/537

