TÁC DỤNG CỦA PHƯƠNG PHÁP ĐIỆN CHÂM KẾT HỢP BỘT NGÂM TRĨ TRÊN BỆNH NHÂN SAU MỔ TRĨ TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA Y HỌC CỔ TRUYỀN HÀ NỘI
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu: Đánh giá tác dụng điều trị rối loạn hậu phẫu của phương pháp điện châm kết hợp Bột ngâm trĩ trên bệnh nhân sau mổ trĩ bằng phương pháp khâu treo và triệt mạch trĩ tại Bệnh viện Đa khoa Y học cổ truyền Hà Nội. Phương pháp: Nghiên cứu lâm sàng tiến cứu có đối chứng, so sánh trước và sau can thiệp. 60 bệnh nhân được chia thành 2 nhóm: nhóm nghiên cứu được điều trị bằng điện châm kết hợp Bột ngâm trĩ, nhóm đối chứng được sử dụng thuốc giảm đau kết hợp rửa Betadine. Kết quả: Sau 7 ngày điều trị, nhóm nghiên cứu có mức độ đau thấp hơn nhóm đối chứng tại các thời điểm sau 6 giờ và sau 12 giờ (p < 0,05). Mức độ đau khi đại tiện lần đầu ở nhóm nghiên cứu cũng giảm hơn so với nhóm đối chứng (p < 0,05). Tỷ lệ cầm máu, giảm rỉ ướt và giảm sưng nề của nhóm nghiên cứu tốt hơn nhóm sử dụng thuốc giảm đau kết hợp rửa Betadine (p < 0,05). Nhóm nghiên cứu có 86,7% bệnh nhân đạt hiệu quả điều trị mức tốt, cao hơn so với nhóm đối chứng có 63,3% (p < 0,05). Kết luận: Điện châm kết hợp Bột ngâm trĩ có hiệu quả tốt hơn nhóm sử dụng thuốc giảm đau kết hợp rửa Betadine trong điều trị rối loạn hậu phẫu ở bệnh nhân sau mổ trĩ.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Điện châm, Bột ngâm trĩ, Bệnh nhân sau mổ trĩ, Rối loạn hậu phẫu
Tài liệu tham khảo

2. Nguyễn Mạnh Nhâm. Bệnh Trĩ. Những điều cần biết ở vùng hậu môn trực tràng. Nhà xuất bản Y học; 1995:29-35.

3. Tạ Đăng Quang, Lê Thị Thu Hương. Hiệu quả giảm đau điện châm nhóm huyệt Thượng Liêu, Thứ Liêu, Trung Liêu trên bệnh nhân sau mổ trĩ theo phương pháp Milligan Morgan từ ngày thứ 2. Tạp chí Nghiên cứu Y học. 2022;158(10):78-84. doi:10.52852/tcncyh.v158i10.1029.


4. Nguyễn Anh Việt. Bước đầu đánh giá tác dụng Chè ngâm trĩ VHN sau phẫu thuật điều trị Trĩ bằng phương pháp triệt mạch khâu treo. Đề tài nghiên cứu khoa học cấp cơ sở. Bệnh viện Đa khoa Y học cổ truyền Hà Nội; 2011.

5. Khan Raziq Mohd, Itrat M, Ansari Abdul Haseeb, Zulkifle Mohd, Ehtisham. A study on associated risk factors of haemorrhoids. J Biol Sci Opin. 2015;3:36-38. doi:10.7897/2321-6328. 0318.


6. Riss Stefan, Weiser Friedrich A, Schwameis Konrad, et al. The prevalence of hemorrhoids in adults. Int J Colorectal Dis. 2012;27(2):215-220. doi:10.1007/s00384-011-1316-3.


7. Sun Zhiming, Migaly Joseph. Review of Hemorrhoid Disease: Presentation and Management. Clin Colon Rectal Surg. 2016;29(1): 22-29. doi:10.1055/s-0035-1568144.

