THEO DÕI LÂU DÀI HIỆU QUẢ PHẪU THUẬT NẮN CHỈNH, CỐ ĐỊNH VẸO CỘT SỐNG TẠI ĐƠN VỊ CỘT SỐNG BỆNH VIỆN TRƯNG VƯƠNG - TPHCM Hồ Nhựt Tâm1, Huỳnh Chí Hùng2, Huỳnh Minh Tâm1, Phan Thanh Trọng1, Võ Văn Thành2

Hồ Nhựt Tâm1,, Huỳnh Chí Hùng2, Huỳnh Minh Tâm1, Phan Thanh Trọng1, Võ Văn Thành2
1 Bệnh viện Trưng Vương, TP.HCM, Việt Nam
2 Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch, TP.HCM, Việt Nam

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mở đầu: Vẹo cột sống (VCS) là một tật thể hiện trên lâm sàng trên mặt phẳng trán, khi cột sống lệch sang bên phải hay trái khỏi đường giữa. Vẹo cột sống có thể kèm theo kém còng hay quá còng. Vẹo cột sống tuổi thanh thiếu niên thường gặp nhất. Mục tiêu: đánh giá kết quả phẫu thuật nắn chỉnh, cố định vẹo cột sống cấu hình toàn ốc chân cung tại Đơn Vị Cột Sống, BV Trưng Vương. Phương pháp pháp nghiên cứu: Hồi cứu, mô tả loạt ca. Kết quả: Phương pháp phẫu thuật: (1) Cố định nắn chỉnh lối sau: 32 ca (94%), (2) Giải phóng lối trước và cố định lối sau 2 thì với hai thanh nối: 1 ca. (3) Giải phóng lối trước và cố định lối sau 2 thì với ba thanh nối: 1 ca.  Có 34 ca: Nữ: 26, Nam: 8. Tuổi trung bình: 17.6 tuổi. Nguyên nhân gồm Vô căn: 14 ca, Hội chứng: 14 ca, Bẩm sinh: 5 ca. Sẹo co rút: 1 ca. Vẹo cột sống nặng (40-60º): 14 ca, VCS rất nặng (> 60º): 20 ca. Vị trí vẹo: Ngực chính: 24 ca, Thắt lưng chính: 10 ca. Thời gian trung bình theo dõi lần cuối: 12.4 tháng. Độ nắn chính sau mổ trung bình: 66.5%. Cao thêm sau mổ: +2.7 cm. Mất độ nắn chỉnh trung bình theo dõi lần cuối: 0.3º. Biến chứng: Tràn máu màng phổi: 1 ca, liệt một phần chân phải do ốc đặt bể thành trong chân cung TL1 phải: 1 ca, mổ lại để chỉnh sửa vai cân: 1 ca, mổ lại do ốc chân cung N10 bên trái thủng thành trước, đầu ốc gần động mạch chủ: 1 ca. Kết luận: Đánh giá trước mổ VCS rất quan trọng cho việc chọn lựa phương pháp mổ cũng như cấu hình nắn chỉnh vẹo phù hợp. Phẫu thuật nắn chỉnh-cố định với cấu hình toàn ốc chân cung với y lược các điểm đặt ốc đúng thì cấu hình vững, ít mất độ nắn chỉnh. Kỹ thuật đặt ốc chân cung hình phễu cải biên áp dụng đúng mức không cần màn tăng sáng, giảm tỷ lệ biến chứng đặt ốc.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Cotrel, Y., J. Dubousset, M. Guillaumat. New universal instrumentation in spinal surgery. Clin Orthop Relat Res. 1988; 227(10-23.
2. Dubousset, J., Y. Cotrel. Application technique of Cotrel-Dubousset instrumentation for scoliosis deformities. Clin Orthop Relat Res.1991;264):103-10.
3. Faro, F. D., M. C. Marks, P. O. Newton, et al. Perioperative changes in pulmonary function after anterior scoliosis instrumentation: thoracoscopic versus open approaches. Spine (Phila Pa 1976). 2005; 30(9):1058-63. 10.1097/01.brs. 0000160847.06368.bb.
4. Kim, Yongjung, Lawrence G. Lenke, Samuel K. Cho, et al. Comparative Analysis of Pedicle Screw Versus Hook Instrumentation in Posterior Spinal Fusion of Adolescent Idiopathic Scoliosis. Spine. 2004; 29(2040-2048.
5. Liljenqvist, U., U. Lepsien, L. Hackenberg, et al. Comparative analysis of pedicle screw and hook instrumentation in posterior correction and fusion of idiopathic thoracic scoliosis. Eur Spine J. 2002; 11(4):336-43. 10.1007/s00586-002-0415-9.
6. Luque, E. R. The anatomic basis and development of segmental spinal instrumentation. Spine (Phila Pa 1976). 1982; 7(3):256-9. 10.1097/00007632-198205000-00010.
7. Suk, S. I., C. K. Lee, W. J. Kim, et al. Segmental pedicle screw fixation in the treatment of thoracic idiopathic scoliosis. Spine (Phila Pa 1976). 1995; 20(12):1399-405.
8. Thành, Võ Văn, Trần Quang Hiển, Âu Dương Huy, et al. Báo cáo sơ khởi về nắn chỉnh vẹo cột sống nặng lối sau bằng ốc chân cung áp dụng kỹ thuật đặt ốc hình phễu. Y Học TP. Hồ Chí Minh. 2004; 8(1):
9. Vedantam, R., L. G. Lenke, K. H. Bridwell, et al. A prospective evaluation of pulmonary function in patients with adolescent idiopathic scoliosis relative to the surgical approach used for spinal arthrodesis. Spine (Phila Pa 1976). 2000; 25(1): 82-90. 10.1097/00007632-200001010-00015.
10. Yuan, N., J. A. Fraire, M. M. Margetis, et al. The effect of scoliosis surgery on lung function in the immediate postoperative period. Spine (Phila Pa 1976). 2005; 30(19):2182-5. 10.1097/01.brs. 0000181060.49993.4a.