TÌNH TRẠNG DINH DƯỠNG CỦA TRẺ TỪ 2 - 60 THÁNG TUỔI TẠI TRUNG TÂM NHI KHOA, BỆNH VIỆN TRUNG ƯƠNG THÁI NGUYÊN

Phạm Thị Vân Anh1, Nguyễn Bích Hoàng2, Trương Thị Thùy Dương1, Nguyễn Thị Thu Minh2, Nguyễn Thị Tú Ngọc1, Đoàn Thị Huệ1,
1 Trường Đại học Y - Dược Thái Nguyên
2 Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Đánh giá tình trạng dinh dưỡng của trẻ từ 2 đến 60 tháng tuổi tại Trung tâm Nhi Khoa – Bệnh viện Trung Ương Thái Nguyên năm 2023 - 2024. Phương pháp: Nghiên cứu cắt ngang được tiến hành trên mẫu 395 trẻ em từ 2-60 tháng tuổi trong năm 2024-2025. Thu thập dữ liệu thông qua phỏng vấn trực tiếp và bảng câu hỏi viết, bao gồm thông tin nhân khẩu học, cân nặng, chiều cao để đánh giá tình trạng dinh dưỡng của trẻ nhỏ trong khi sử dụng phần mềm WHO Anthro cho trẻ em. Dữ liệu được phân tích bằng phiên bản SPSS 23.00. Kết quả: Tỷ lệ suy dinh dưỡng chung là 37,1%, tỷ lệ thừa cân béo phì là 7,1%. Khi phân theo nhóm tuổi tỷ lệ SDD gặp cao nhất ở nhóm 49-60 tháng là 55,6%, nhóm tiếp theo 37-48 tháng là 47,4%. Tỷ lệ thừa cân bép phì gặp ở nhóm trẻ 2-6 tháng (15,2%) và nhóm 7-12 tháng (10,1%). Khi phân theo giới tính, trẻ nam bị suy dinh dưỡng chiếm tỷ lệ 34,8%, trẻ nữ bị SDD chiếm 17,2%. Trẻ nam bị thừa cân béo phì là 7,5%, cao hơn không đáng kể so với trẻ nữ (6,5%). Khi phân loại suy dinh dưỡng cho thấy suy dinh dưỡng thể thấp còi chiếm tỷ lệ cao nhất là 29,3%, suy dinh dưỡng thể nhẹ cân chiếm 10,9% và suy dinh dưỡng thể gầy còm là 10,6%. Kết luận: Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng thể còi cọc, thể nhẹ cân và thể gầy còm cao ở những khu vực này.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. FAO, IFAD, UNCEF, et al. (2019), The state of food security and nutrition in the world 2019, Safeguarding against economic slowdowns and downturns. Rome, FAO.
2. WHO (2020), Levels and trends in child malnutrition: UNICEF/WHO/The World Bank Group joint child malnutrition estimates: key findings of the 2021 edition. Geneva: World Health Organization.
3. Nafia Z. I., Shodiq I. Z., Handayani L. (2021), “Nutritional Status of Children Under Five Years in the Work Area of Puskesmas Cipadung”, Disease Prevention and Public Health Journal, 15 (2), pp. 125-131.
4. Nguyễn Thị Thu Liễu, Thân Thị Mai Anh, Lưu Thị Mỹ Thục, et al. (2025), “Tình trạng dinh dưỡng của trẻ dưới 5 tuổi điều trị nội trú tại Bệnh viện Nhi Ttrung ương và một số kiến thức, thực hành dinh dưỡng của bà mẹ năm 2023-2024”, Tạp chí Y học cộng đồng, 66 (2), pp. 246-252.
5. Trần Quang Trung, Nguyễn Thị Thùy Linh, Lê Thị Hiên, et al. (2020), “Tình trạng dinh dưỡng và một số yếu tố liên quan ở trẻ em dưới 5 tuổi tại huyện Ba Vì thành phố Hà Nội năm 2019”, Tạp chí Y học dự Phòng, 30S (5), pp. 82-89.
6. WHO (2006), WHO child growth standards: length /height-for-age, weight-for-age, weight-for-length, weight-for-height and body mass index-for-age. methods and development. Geneva, Switzerland: World Health Organization.
7. Phan Bích Nga, Hoàng Thị Hằng, Nguyễn Thị Lương Hạnh, et al. (2024), “Đánh giá tình trạng dinh dưỡng, tình hình mắc một số bệnh liên quan đến dinh dưỡng ở trẻ dưới 5 đến khám tại Khoa khám tư vấn dinh dưỡng trẻ em – Viện Dinh Dưỡng năm 2023”, Tạp chí Y học Việt Nam, 539 (1B), pp. 101-108.
8. Aphanhnee Souliyakane, Nguyễn Thị Yến, Nguyễn Thị Thuý Hồng, et al. (2021), “Tình trạng dinh dưỡng ở trẻ 6 tháng đến 5 tuổi tại phòng khám dinh dưỡng Bệnh viện Nhi Trung ương”, Tạp chí Y học Việt Nam, 507 (2), pp. 55-62.
9. Nguyễn Thị Hải Yến, Nguyễn Thị Kiều Anh, Trần Quang Trung, et al. (2020), “Thực trạng thừa cân béo phì ở trẻ em dưới 5 tuổi và yếu tố liên quan tại một số quận huyện của Hà Nội năm 2019”, Tạp chí Y học dự phòng, 30S (5), pp. 42-49.
10. Hoàng Đức Phúc, Trần Quang Trung, Nguyễn Thị Kiều Anh, et al. (2020), “Thực trạng dinh dưỡng của trẻ em dưới 5 tuổi tại một số quận, huyện ở Hà Nội, năm 2019”, Tạp chí Y học Dự phòng, 30 (6), pp. 53-60.