GIÁ TRỊ TIÊN LƯỢNG CỦA THANG ĐIỂM PHOENIX Ở TRẺ NHIỄM TRÙNG HUYẾT TẠI BỆNH VIỆN NHI ĐỒNG THÀNH PHỐ CẦN THƠ NĂM 2024-2025
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Đặt vấn đề: Nhiễm trùng huyết ở trẻ em là một vấn đề sức khỏe nghiêm trọng trên toàn thế giới. Nhiều thang điểm đã được áp dụng để đánh giá mức độ nặng hay tiên lượng khả năng tử vong trong nhiễm trùng huyết. Thang điểm Phoenix được phát triển gần đây cho thấy nhiều ưu điểm trong thực hành lâm sàng. Mục tiêu nghiên cứu: Mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng ở trẻ em nhiễm trùng huyết tại Bệnh viện Nhi Đồng thành phố Cần Thơ năm 2024 – 2025. 2. Xác định giá trị tiên lượng của thang điểm Phoenix ở trẻ nhiễm trùng huyết tại Bệnh viện Nhi Đồng thành phố Cần Thơ năm 2024–2025. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 42 trẻ từ 2 tháng đến 16 tuổi được chẩn đoán nhiễm trùng huyết nhập viện tại Bệnh viện Nhi đồng thành phố Cần Thơ. Kết quả: Nghiên cứu ghi nhận trẻ trai chiếm tỷ lệ 64,3%. Có 20 trường hợp sốc nhiễm trùng, chiếm tỷ lệ 47,6%. Nhiễm trùng huyết từ đường hô hấp là tiêu điểm nhiễm trùng thường gặp nhất. Có 11 trẻ có cấy máu dương tính, chiếm tỷ lệ 26,2%. Điểm cắt trong tiên lượng tử vong của thang điểm Phoenix là 4,5 điểm với độ nhạy và độ đặc hiệu lần lượt là 81,3% và 88,5%. Kết luận: Nhiễm trùng huyết ở trẻ em vẫn rất nặng nề và thang điểm Phoenix có vai trò hữu ích trong tiên lượng tử vong.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
nhiễm trùng huyết, thang điểm Phoenix
Tài liệu tham khảo

2. Nguyễn Thanh Phong (2018), Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng, chức năng đông cầm máu và đánh giá kết quả điểu trị trẻ bệnh nhiễm trùng huyết từ 2 tháng đến 15 tuổi tại Bệnh viện Nhi Đồng Cần Thơ, Luận văn Chuyên khoa cấp II, Trường Đại học Y Dược Cần Thơ.

3. Thuận N.K., Trầm T.V., and Khoa L.V. (2024), “Giá trị tiên lượng của chỉ số sốc ở trẻ sốc nhiễm khuẩn tại Bệnh viện Nhi đồng Cần Thơ”, Tạp chí Y Dược học Cần Thơ, (73), pp. 89–95.

4. Sanchez-Pinto L.N., Bennett T.D., DeWitt P.E. et al. (2024), “Development and Validation of the Phoenix Criteria for Pediatric Sepsis and Septic Shock”, JAMA, 331(8), pp. 675–686.

5. Weiss S.L., Peters M.J., Alhazzani W. et al. (2020), “Surviving Sepsis Campaign International Guidelines for the Management of Septic Shock and Sepsis-Associated Organ Dysfunction in Children”, Pediatric Critical Care Medicine: A Journal of the Society of Critical Care Medicine and the World Federation of Pediatric Intensive and Critical Care Societies, 21(2), pp. e52–e106.

6. Schlapbach L.J., Watson R.S., Sorce L.R. et al. (2024), “International Consensus Criteria for Pediatric Sepsis and Septic Shock”, JAMA, 331(8), pp. 665–674.

7. World Health Organization (2020), “Global report on the epidemiology and burden of sepsis: current evidence, identifying gaps and future directions”.

8. Wösten-van Asperen R.M., la Roi-Teeuw H.M., Tissing W.J.E. et al. (2025), “The Phoenix Sepsis Score in Pediatric Oncology Patients With Sepsis at PICU Admission: Test of Performance in a European Multicenter Cohort, 2018–2020”, Pediatric Critical Care Medicine, 26(2), pp. e177–e185.
