ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG TRIỆU CHỨNG ĂN UỐNG Ở NGƯỜI BỆNH GIAI ĐOẠN TRẦM CẢM ĐIỀU TRỊ NỘI TRÚ TẠI VIỆN SỨC KHỎE TÂM THẦN

Thu Hà Nguyễn 1,, Nguyễn Ngọc Trần 1,2
1 Đại học Y Hà Nội
2 Viện Sức khoẻ Tâm thần Quốc gia, Bệnh viện Bạch Mai

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Trầm cảm là một rối loạn tâm thần phổ biến, mang lại gánh nặng bệnh tật nhiều nhất, gây tổn thất ang đầu về chi phí và thương vong. Trong đó biểu hiện về ăn uống thuộc nhóm triệu chứng sinh học rất thường gặp trong trầm cảm, ảnh hưởng đến các triệu chứng quan trọng khác như giảm năng lượng hoạt động, ang sự mệt mỏi và giảm sút trọng lượng cơ thể. Tại Việt Nam cho đến nay đã có nghiên cứu về đặc điểm lâm ang trầm cảm, tuy nhiên việc tiếp cận triệu chứng ăn uống của trầm cảm còn chưa có nhiều. Do đó, chúng tôi thực hiện nghiên cứu đề tài: “Đặc điểm lâm ang triệu chứng ăn uống ở người bệnh giai đoạn trầm cảm điều trị nội trú tại Viện Sức khỏe Tâm thần”. Mục tiêu: “Mô tả đặc điểm lâm ang triệu chứng ăn uống ở người bệnh giai đoạn trầm cảm điều trị nội trú tại Viện Sức khỏe Tâm thần”. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang 68 bệnh nhân giai đoạn trầm cảm điều trị nội trú tại Viện Sức khỏe Tâm thần từ tháng 08/2020 đến tháng 05/2021. Kết quả: Đa phần người bệnh là nữ giới, chiếm 64,7% tổng số người bệnh, độ tuổi trung bình 40.01 ± 15.79, nơi sinh sống nhiều hơn ở nông thôn (55,9%), trình độ học vấn trung học phổ ang 38.2%. Về đặc điểm triệu chứng ăn uống: thời gian xuất hiện tỷ lệ cao nhất là cùng lúc với trầm cảm chiếm 63.2%. Giảm cảm giác ngon miệng thường gặp nhất 48.5%, mất cảm giác ngon miệng chiếm 25.0%, ang cảm giác ngon miệng chiếm 11.8%. Về đặc điểm về bữa ăn, ăn không đúng bữa (42.6%); có 47.1% người bệnh ăn 3 bữa/ngày, 2 bữa/ngày (35.4%), 1 bữa/ngày (4.4%). Người bệnh ăn ít hơn chiếm tỷ lệ nhiều hơn số người bệnh ăn nhiều hơn (82.4% và 13.2%). Có đến 64,7% người bệnh có phong cách ăn uống không lành mạnh, trong đó tỷ lệ người bệnh ăn uống thất thường theo cảm xúc chiếm cao nhất là 50.0%. Kết luận: Các triệu chứng ăn uống rất thường gặp ở giai đoạn trầm cảm. Vì vậy cần chú ý đến nhóm triệu chứng này để phát hiện và điều trị sớm để cải thiện tình trạng bệnh và nâng cao chất lượng cuộc sống của người bệnh.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. World Health Organization. MSD-MER. Depression and other common Mental disorders: Global Health Estimates; 2017.2.
2. Nguyễn Trọng Hiến. Nghiên Cứu Đặc Điểm Đau ở Bệnh Nhân Rối Loạn Trầm Cảm Điều Trị Nội Trú Tại Viện Sức Khỏe Tâm Thần. Luận văn tốt nghiệp Bác sỹ Nội trú. Đại học Y Hà Nội; 2016.
3. Nguyễn Văn Dũng. Nghiên Cứu Đặc Điểm Lâm Sàng Trầm Cảm Khởi Phát ở Người Cao Tuổi. Luận án Tiến sỹ Y học; 2013.
4. Husain MM, Rush AJ, Sackeim HA, et al. Age-related characteristics of depression: a preliminary STAR*D report. Am J Geriatr Psychiatry Off J Am Assoc Geriatr Psychiatry. 2005;13(10):852-860. doi:10.1176/appi.ajgp.13.10.852
5. Lazarevich I. Depression and food consumption in Mexican college students. Nutr Hosp. Published online May 10, 2018. doi:10.20960/nh.1500