ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN TRÊN BỆNH NHÂN UNG THƯ TỤY GIAI ĐOẠN MUỘN TẠI BỆNH VIỆN K

Minh Lý Hoàng 1,, Văn Tú Đào 2
1 Trường Đại học Y Hà Nội
2 Bệnh viện K trung ương

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Đánh giá kết quả điều trị và một số yếu tố liên quan trên bệnh nhân ung thư tụy giai đoạn muộn tại Bệnh viện K. Đối tượng: 154 bệnh nhân được chẩn đoán ung thư biểu mô tụy giai đoạn tiến triển tại chỗ hoặc di căn xa được chia làm 3 nhóm: điều trị hóa chất có thể kèm theo phẫu thuật hoặc can thiệp thủ thuật chăm sóc giảm nhẹ; nhóm không điều trị hóa chất được phẫu thuật, can thiệp CSGN và nhóm không điều trị tại bệnh viện K. Kết quả: Trong nhóm 38 bệnh nhân không điều trị có trung vị thời gian sống thêm toàn bộ là 3.3 tháng (khoảng tin cậy 95% là 2.9-3.7 tháng). Trong 22 bệnh nhân không điều trị hóa chất được phẫu thuật, can thiệp CSGN có trung vị thời gian sống thêm toàn bộ là 3.9 tháng (khoảng tin cậy 95% là 3.1-4.8 tháng). Trong 94 bệnh nhân có điều trị hóa chất: Không có đáp ứng hoàn toàn và tỉ lệ đáp ứng 1 phần là 17%, bệnh giữ nguyên là 37.2%, bệnh tiến triển là 45.7%. Trung vị thời gian sống thêm bệnh không tiến triển là 3.9 tháng (khoảng tin cậy 95% là 3.3-4.5 tháng). Trung vị thời gian sống thêm toàn bộ là 8.2 tháng (khoảng tin cậy 95% là 6.5-9.8 tháng). Tổng số chu kì hóa chất được điều trị ở 94 bệnh nhân trong nghiên cứu là 381 chu kì. Về độc tính hóa chất: Hạ bạch cầu trung tính độ 3-4 gặp ở 10.2% số bệnh nhân. Hạ tiểu cầu độ 3-4 gặp ở 6.9% số bệnh nhân. Hạ huyết sắc tố độ 3-4 gặp ở 7.6% số bệnh nhân. Tăng men gan độ 3 gặp ở 4.2% số bệnh nhân. Không ghi nhận tăng men gan độ 4.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Nguyễn Bá Đức, Trần Văn Thuấn, Nguyễn Tuyết Mai (2010). Ung thư tụy. Điều trị nội khoa bệnh ung thư. Nhà xuất bản Y học, 189 - 199
2. Ferlay J., Soerjomataram I., Dikshit R. và cộng sự. (2015). Cancer incidence and mortality worldwide: sources, methods and major patterns in GLOBOCAN 2012. Int J Cancer, 136(5), E359-386.
3. Genkinger J.M., Spiegelman D., Anderson K.E. và cộng sự. (2009). ALCOHOL INTAKE AND PANCREATIC CANCER RISK: A POOLED ANALYSIS OF FOURTEEN COHORT STUDIES. Cancer Epidemiol Biomark Prev Publ Am Assoc Cancer Res Cosponsored Am Soc Prev Oncol, 18(3), 765–776.
4. Eisenhauer E.A., Therasse P., Bogaerts J. và cộng sự. (2009). New response evaluation criteria in solid tumours: Revised RECIST guideline (version 1.1). Eur J Cancer, 45(2), 228–247.
5. Wang Yi, Xiao Xiuying, et al. (2018), "A Survival Model in Locally Advanced and Metastatic Pancreatic Ductal Adenocarcinoma", Journal of Cancer, 9(7), pp. 1301-1307.
6. Heinemann V., Quietzsch D., Gieseler F. và cộng sự. (2006). Randomized phase III trial of gemcitabine plus cisplatin compared with gemcitabine alone in advanced pancreatic cancer. J Clin Oncol Off J Am Soc Clin Oncol, 24(24), 3946–3952.
7. Cunningham D., Chau I., Stocken D.D. và cộng sự. (2009). Phase III randomized comparison of gemcitabine versus gemcitabine plus capecitabine in patients with advanced pancreatic cancer. J Clin Oncol Off J Am Soc Clin Oncol, 27(33), 5513–5518.
8. Colucci G, Roberto Labianca et al (2010), “Randomized phase III trial of Gemcitabine plus Cisplatin compared with Single-Agent Gemcitabine as First-line treatment of patients with advanced pancreatic cancer: The GIP-1 study”, J Clin Oncol, 28, pp 1645-1651.