NHẬN XÉT KẾT QUẢ SỚM TÁN SỎI THẬN NGƯỢC DÒNG BẰNG NỘI SOI ỐNG MỀM CÓ KIỂM SOÁT ÁP LỰC BỂ THẬN TẠI BỆNH VIỆN NHÂN DÂN 115

Trương Hoàng Minh1,2,
1 Bệnh viện Nhân Dân 115
2 Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Nghiên cứu nhằm đánh giá kết quả sớm của phương pháp tán sỏi thận ngược dòng bằng nội soi ống mềm có kiểm soát áp lực bể thận tại Bệnh viện Nhân dân 115 và tìm hiểu một số yếu tố liên quan đến kết quả tán sỏi. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu hồi cứu, mô tả loạt trường hợp, thu thập dữ liệu từ hồ sơ bệnh án từ 01/2023 đến 12/2024. Tiêu chuẩn lựa chọn bao gồm bệnh nhân được chẩn đoán sỏi thận, chỉ định tán sỏi thận ngược dòng bằng nội soi ống mềm có kiểm soát áp lực bể thận tại BVND 115 trong thời gian trên. Dữ liệu được xử lý bằng SPSS 23.0. Kết quả nghiên cứu: Nghiên cứu bao gồm 112 bệnh nhân, tuổi trung bình 53,8 ± 12,0 tuổi, tỷ lệ nam/nữ là 43,8%/56,2%. Triệu chứng chính là đau hông lưng (99,1%). Kích thước sỏi trung bình: 14,6 ± 5,5 mm. Vị trí sỏi: bể thận (47,3%), đài dưới (48,2%), đài trên (2,7%), đài giữa (1,8%). Cấy nước tiểu (+) trước mổ ở 18 bệnh nhân và được điều trị ổn định, 110 bệnh nhân (98,2%) được đặt JJ trước mổ. Thời gian phẫu thuật trung bình 81,0 ± 32,4 phút, thời gian nằm viện sau mổ trung bình 1,96 ± 1,45 ngày. Tỷ lệ sạch sỏi tức thì 85,7%, sau 1 tháng 87,5%. Biến chứng Clavien-Dindo độ I, II: 5,4%, độ III: 1 TH (0.89%), độ IV: 2 TH (1.78 %) và không ghi nhận bệnh nhân tử vong. Tỷ lệ sạch sỏi tức thì và sau 1 tháng liên quan với vị trí sỏi, góc bể thận-đài dưới (p<0,05). Kết luận: Tán sỏi thận ngược dòng bằng nội soi ống mềm có kiểm soát áp lực bể thận là phương pháp an toàn và hiệu quả với tỷ lệ thành công cao, biến chứng thấp và thời gian hậu phẫu ngắn. Kết quả nghiên cứu cung cấp những bằng chứng khoa học góp phần nâng cao chất lượng điều trị sỏi thận.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Hoàng Long. (2013). Sỏi tiết niệu. Bài giảng bệnh học ngoại khoa - Trường Đại học Y Hà Nội (tr. 203–204). Nhà Xuất bản Y học.
2. Phạm Huy Huyên và cs (2016), Đánh giá kết quả bước đầu tán sỏi qua da đường hầm nhỏ tại Bệnh viện Xanh pôn Hà Nội, Tạp chí Y học Việt Nam số đặc biệt tháng 8 năm 2016, tr. 258-262.
3. Nguyễn Bửu Triều, Nguyễn Quang (2003). Tán sỏi niệu quản qua nội soi. Trong: Nội soi Tiết niệu, NXB Y học, Hà Nội, tr. 91-109.
4. Hoàng Long, Nguyễn Đình Bắc (2022). Kết quả sớm của tán sỏi nội soi bằng ống soi mềm kỹ thuật số điều trị sỏi tiết niệu tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội. Tạp Chí Nghiên cứu Y học, 159(11), 105-113. https://doi.org/10.52852/tcncyh. v159i11.1266
5. Phạm Ngọc Hùng., Phan Hữu Quốc Việt., Trương Văn Cẩn & CS (2023). Ứng dụng thang điểm R.I.R.S trong dự đoán sạch sỏi sau nội soi niệu quản ngược dòng bằng ống mềm tán sỏi đài thận bằng Laser, Tạp chí Y học Việt Nam tập 528 - tháng 7 – số chuyên đề, tr 136-145.
6. Huang, R., Chen, J. C., Zhou, Y. Q., Wang, J. J., Hui, C. C., Jiang, M. J., & Xu, C. (2024). Relocation of lower pole renal stones helps improve the stone-free rate during flexible ureteroscopy with a low complication rate. World journal of urology, 42(1), 30. https://doi.org/ 10.1007/s00345-023-04703-6
7. Yaghoubian, A. J., Anastos, H., Khusid, J. A., Shimonov, R., Lundon, D. J., Khargi, R., Gallante, B., Gassmann, K., Bamberger, J. N., Chandhoke, R., Zampini, A., Atallah, W., & Gupta, M. (2023). Displacement of Lower Pole Stones During Retrograde Intrarenal Surgery Improves Stone-free Status: A Prospective Randomized Controlled Trial. The Journal of urology, 209(5), 963–970. https://doi.org/10. 1097/JU.0000000000003199
8. Raj K, K., Adiga K, P., Chandni Clara D'souza, R., B, N., & Shetty, M. (2024). Assessment of Factors Responsible for Stone-Free Status After Retrograde Intrarenal Surgery. Cureus, 16(7), e63627. https://doi.org/10.7759/ cureus.63627
9. Xu, Y., Min, Z., Wan, S. P., Nie, H., & Duan, G. (2018). Complications of retrograde intrarenal surgery classified by the modified Clavien grading system. Urolithiasis, 46(2), 197–202. https://doi. org/10.1007/s00240-017-0961-6.
10. Giulioni, C., Fuligni, D., Brocca, C., Ragoori, D., Chew, B. C., Emiliani, E., Heng, C. T., Tanidir, Y., Gadzhiev, N., Singh, A., Hamri, S. B., Soehabali, B., Galosi, A. B., Tailly, T., Traxer, O., Somani, B. K., Wroclawski, M. L., Gauhar, V., & Castellani, D. (2024). Evaluating the Safety of Retrograde Intrarenal Surgery (RIRS): Intra- and Early Postoperative Complications in Patients Enrolled in the Global Multicentre Flexible Ureteroscopy Outcome Registry (FLEXOR). International braz j urol: official journal of the Brazilian Society of Urology, 50(4), 459–469. https://doi.org/10.1590/S1677-5538.IBJU.2024.0055.