HIỆU QUẢ CỦA TIA PLASMA LẠNH TRONG HỖ TRỢ SAU ĐIỀU TRỊ NẠO TÚI QUANH RĂNG TẠI TRUNG TÂM KỸ THUẬT CAO RĂNG HÀM MẶT – TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI

Thị Thái Đinh 1,, Mạnh Tuấn Vũ 1, Thị Mỹ Hạnh Trần 1, Kim Loan Hoàng 1, Phú Thắng Nguyễn 1, Ngọc Anh Nguyễn 1, Thị Tươi Tạ 1, Viết Đa Đô Nguyễn 1
1 Viện Đào tạo Răng Hàm Mặt-Đại học Y Hà Nội

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Đánh giá hiệu quả của việc sử dụng tia plasma lạnh trong hỗ trợ điều trị phẫu thuật nạo túi quanh răng sau theo dõi 3 tuần ở nhóm bệnh nhân có túi quanh răng từ 3 đến 5mm. Phương pháp nghiên cứu: 64 bệnh nhânvới 906 răng có túi quanh răng từ 3-5mm, được chia ngẫu nhiên thành hai nhóm can thiệp và nhóm chứng. Cả hai nhóm được phẫu thuật nạo túi quanh răng theo cùng một phương pháp, theo dõi đánh giá tại các thời điểm sau 3 ngày và 3 tuầndựa trên các chỉ số (DI, PI, CAL, PD và mức tốt/ khá), nhóm can thiệp được sử dụng tia plasma lạnh trong hỗ trợ điều trị phẫu thuật nạo túi quanh răng. Kết quả nghiên cứu: giá trị trung bình của chỉ số mảng bám răng (GI) sau 3 tuần giảm 1,8 ở nhóm can thiệp và 1,5 ở nhóm chứng. Trung bình số GI sau điều trị 3 tuần giảm 1,3 ở nhóm can thiệp plasma và 1,1 ở nhóm chứng. Trung bình độ sâu túi quanh răng sau 3 tuần ở nhóm can thiệp giảm 1,8mm (từ 3.1702 ± 0.3732 xuống 1.3827 ± 0.3615), trong khi nhóm chứng chỉ giảm 1,2mm (từ 3.1821 ± 0.3852 xuống còn 1.9102 ± 0.4055). Tỷ lệ đạt kết quả tốt của nhóm can thiệp sau 3 ngày điều trị là 96,9%, và ở nhóm chứng là 37,5%. Tỷ lệ đạt kết quả tốt của nhóm can thiệp sau 3 tuần điều trị chiếm 93,8%, và ở nhóm chứng là 78,1%. Kết luận: Sử dụng tia plasma lạnh trong hỗ trợ điều trị phẫu thuật nạo túi quanh răng ở nhóm bệnh nhân có túi quanh răng từ 3 đến 5mm có hiệu quả cao.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Nguyễn Duy Thắng, Nguyễn Hồng Lợi, và cộng sự (2020). Nghiên cứu kết quả điều trị viêm nướu có hỗ trợ Laser Diode trên bệnh nhân Hemophilia. Tạp chí y học lâm sàng, số 59/2020.
2. Vergani et al, 2004. Systemic use of metronidazole in the treatment of chronic periodontitis: a pilot study using clinical, microbiological, and enzymatic evaluation. Braz. oral res, 18(2), 121-127.
3. Trần Thị Nga Liên (2012). Đánh giá hiệu quả điều trị bệnh viêm quanh răng mạn tính bằng phương pháp sử dụng laser diode. Luận văn thạc sỹ y học.
4. Kreisler M, Al Haj H, d'Hoedt B (2005). Clinical efficacy of semiconductor laser application as an adjunct to conventional scaling and root planing. Lasers Surg Med, 37(5):350-5.
5. Fridman G, Peddinghaus M, Balasubramanian M, et al. Blood coagulation and living tissue sterilization by floating-electrode dielectric barrier discharge in air. Plasma Chem Plasma Process. 2006;26:425–42./
6. Kalghatgi SU, Fridman G, Cooper M, et al. Mechanism of blood coagulation by nonthermal atmospheric pressure dielectric barrier discharge plasma. IEEE Trans Plasma Sci.2007;35:1559–66.