ĐÁNH GIÁ VAI TRÒ CỦA SIÊU ÂM BỤNG TRONG XÁC ĐỊNH VỊ TRÍ CỦA ỐNG THÔNG TĨNH MẠCH RỐN Ở TRẺ SƠ SINH
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Đặt vấn đề: Ống thông tĩnh mạch rốn (ÔTTMR) là đường truyền trung tâm phổ biến tại khoa Sơ sinh để truyền dịch, thuốc và các sản phẩm máu cho trẻ sơ sinh. Tuy nhiên đặt sai vị trí có thể gây ra nhiều biến chứng ở gan như huyết khối tĩnh mạch cửa, hoại tử gan, tụ dịch tụ máu trong gan,... Hiện nay, Xquang (XQ) ngực bụng thẳng được sử dụng để kiểm tra vị trí ống thông tĩnh mạch rốn, tuy nhiên, phương pháp xâm lấn này bất tiện cho trẻ và nhân viên y tế, và không thể theo dõi sự di chuyển của ống thông sau khi đặt. Siêu âm (SÂ) là phương tiện dễ dàng, không gây hại, vừa giúp kiểm tra vị trí và phát hiện các biến chứng, vừa theo dõi sự di lệch của ống thông. Tuy nhiên, việc sử dụng siêu âm để xác định vị trí của ống thông tĩnh mạch rốn chưa phổ biến ở Việt Nam. Mục tiêu: Xác định vị trí của ống thông tĩnh mạch rốn trên siêu âm bụng so sánh với Xquang ngực bụng thẳng. Phương pháp nghiên cứu Mô tả cắt ngang. Đối tượng nghiên cứu gồm 77 trẻ sơ sinh được đặt ống thông tĩnh mạch rốn tại Bệnh viện Sản Nhi tỉnh Quảng Ngãi từ tháng 6 năm 2024 đến tháng 10 năm 2024. Kết quả: Có sự khác biệt khi xác định vị trí của ÔTTMR bằng 2 phương pháp XQ và SÂ (p<0,001). SÂ phát hiện 6 trường hợp sai vị trí ÔTTMR trong khi trên XQ lại kết luận đúng vị trí. 44,2% trường hợp ÔTTMR có biến chứng tại gan, chủ yếu xảy ra khi ÔTTMR ở vị trí ngoại biên. Kết luận: Siêu âm bụng xác định khá chính xác vị trí của ÔTTMR, Xquang ngực bụng thẳng xác định ít chính xác vị trí của ÔTTMR. Cần ứng dụng rộng rãi siêu âm trong xác định vị trí của ống thông tĩnh mạch rốn.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
ống thông tĩnh mạch rốn, sơ sinh, Bệnh viện Sản Nhi tỉnh Quảng Ngãi
Tài liệu tham khảo

2. Ades A, Sable C, Cummings S, et al (2003). Echocardiographic evaluation of umbilical venous catheter placement. Journal of Perinatology, 23(1):24.

3. Michel F, Brevaut-Malaty V, Pasquali R, et al (2012). Comparison of ultrasound and X-ray in determining the position of umbilical venous catheters. J Resuscitation, 83(6):705-9.

4. Pennaforte T, Klosowski S, Alexandre C, et al (2010), Intérêt du refoulement hépatique pour repositionner un cathéter veineux ombilical ≪sous-hépatique≫ dans la veine cave inférieure [Increased success rate in umbilical venous catheter positioning by posterior liver mobilization]. Arch Pediatr.

5. Puch-Kapst K, Juran R, Stoever B, Wauer RR (2009). Radiation exposure in 212 very low and extremely low birth weight infants. J Pediatrics, 124 (6):1556-64.
