NGHIÊN CỨU TÌNH HÌNH VÀ ĐẶC ĐIỂM NHIỄM TRÙNG HUYẾT DO MỘT SỐ VI KHUẨN GRAM ÂM KHÁNG CARBAPENEM TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA TRUNG ƯƠNG CẦN THƠ

San Sombo1,, Võ Minh Phương1, Nguyễn Thị Hải Yến1, Đỗ Kiên Cường1, Trần Nguyễn Minh Khoa1, Nguyễn Thành Dũng1
1 Trường Đại học Y Dược Cần Thơ

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Các vi khuẩn gram âm đề kháng carbapenem là tác nhân nguy hiểm, khó điều trị và có thể lan truyền gen đề kháng rộng rãi cho các chủng vi khuẩn gây nhiễm khuẩn bệnh viện. Mục tiêu nghiên cứu: Xác định tỷ lệ và mô tả đặc điểm nhiễm vi khuẩn gram âm đề kháng carbapenem trong nhiễm trùng huyết. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 40 bệnh nhân nhiễm trùng huyết điều trị tại Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ. Kết quả: Về đặc điểm chung, tỷ lệ nam/nữ =1, phần lớn thuộc nhóm từ 60 tuổi trở lên (55,0%). Chỉ số khối cơ thể trung bình là 22,64 ± 1,49 kg/m2. Tỷ lệ đái tháo đường là 35,0%. Về đặc điểm nhiễm trùng huyết, điểm SOFA trung bình là 14,35 ± 1,99, tỷ lệ đường nhiễm trùng nguyên phát chủ yếu là hô hấp (57,5%), kế đến là tiêu hóa (35,0%), chỉ có 7,5% từ đường tiết niệu. Biểu hiện hiện toàn thân có 42,5% biểu hiện sốt, 35,0% rét run và 7,5% rối loạn tri giác. Các biểu hiện khác thường gặp gồm ho đàm (55,0%) và khó thở (42,5%). Số lượng bạch cầu trung bình là 15,8±9,2 G/L. Giá trị procalcitonin trung vị là 15,1ng/mL. Lactate máu trung bình là 7,1±4,87mmol/L. Tỷ lệ các vi khuẩn gram âm đề kháng carbepenem như sau: Klebsiella Pneumonia (37,0%), Acinotebacter Baumannii (37,0%), E. Coli (10,0%), Klebsiella aerogenes (8,0%), P. Aegurinosa (5,0%) và Proteus Mirabis (3,0%). Kết luận: Nhiễm vi khuẩn gram âm đề kháng carbapenem trong nhiễm trùng huyết thường gặp ở bệnh nhân cao tuổi, với đường nhiễm trùng chính là từ hô hấp. Hai tác nhân phổ biến nhất là Klebsiella pneumoniae và Acinetobacter baumannii.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Đặng Văn Ninh, Trần Văn Ngọc, Phạm Hùng Vân (2015), "Đề kháng carbapenem của Pseudomonas aeruginosa & Acinetobacter baumannii gây VPBV và VPTM tại khoa Hồi sức tích cực Bệnh viện Nguyễn Tri Phương", Y Học Thành phố Hồ Chí Minh, 19 (1), tr. 421–428.
2. Nguyễn Thanh Thủy, Phạm Kim Liên (2021), "Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và một số yếu tố liên quan đến kết quả điều trị bệnh nhân sốc nhiễm khuẩn tại Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên", Tạp chí y học Việt Nam, 498 (1).
3. Bao L., Peng R., Ren X., et al (2013), "Analysis of some common pathogens and their drug resistance to antibiotics", Pakistan journal of medical sciences, 29 (1), 135.
4. Bouza C., Lopez-Cuadrado T.,Amate-Blanco J. (2016), "Characteristics, incidence and temporal trends of sepsis in elderly patients undergoing surgery", Journal of British Surgery, 103 (2), pp. e73-e82.
5. Ibarz M., Haas L. E., Ceccato A., et al (2024), "The critically ill older patient with sepsis: a narrative review", Annals of Intensive Care, 14 (1), 6.
6. Jarczak D., Kluge S., Nierhaus A. (2021), "Sepsis—pathophysiology and therapeutic concepts", Frontiers in medicine, 8 628302.
7. Lee C.-H., Lee Y.-T., Kung C.-H., et al (2015), "Risk factors of community-onset urinary tract infections caused by plasmid-mediated AmpC β-lactamase-producing Enterobacteriaceae", Journal of Microbiology, Immunology and Infection, 48 (3), pp. 269-275.
8. Li Q., Zhou X., Yang R., et al (2024), "Carbapenem-resistant Gram-negative bacteria (CR-GNB) in ICUs: resistance genes, therapeutics, and prevention–a comprehensive review", Frontiers in Public Health, 12 1376513.
9. Lima E. M., Cid P. A., Beck D. S., et al (2020), "Predictive factors for sepsis by carbapenem resistant Gram-negative bacilli in adult critical patients in Rio de Janeiro: a case-case-control design in a prospective cohort study", Antimicrobial Resistance & Infection Control, 9, pp. 1-13.
10. Organization W. H. Sepsis – Fact sheet: World Health Organization, 2023.