MỘT SỐ CHỈ SỐ TẾ BÀO MÁU NGOẠI VI Ở BỆNH NHÂN ĐỒNG MẮC UNG THƯ TẠNG VÀ BỆNH MÁU ÁC TÍNH

Trần Thị Kiều My1,2,, Nguyễn Thị Ánh1
1 Viện Huyết Học Truyền Máu Trung Ương
2 Trường Đại học Y Hà Nội

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu nghiên cứu: Mô tả đặc điểm một số chỉ số tế bào máu ngoại vi ở bệnh nhân đồng mắc ung thư tạng và bệnh máu ác tính tại Viện Huyết học – Truyền máu Trung Ương giai đoạn 2020-2023. Phương pháp và đối tượng nghiên cứu: Quan sát, hồi cứu, 63 bệnh nhân được chẩn đoán đồng mắc ung thư tạng và bệnh máu ác tính tại Viện Huyết Học – Truyền máu Trung Ương giai đoạn 2020-2023. Kết quả nghiên cứu: Tại thời điểm nghiên cứu có 63 bệnh nhân chẩn đoán đồng mắc ung thư tạng và bệnh máu ác tính, tuổi trung vị là 50 tuổi. Trong số ung thư tạng, ung thư tuyến giáp là loại hay gặp nhất với 27%; bệnh máu ác tính đồng mắc có tỉ lệ cao nhất là lơ xê mi cấp với 63,5%. Trung vị khoảng cách thời gian phát hiện hai loại bệnh lý ung thư là 42 tháng. 95,2% bệnh nhân có rối loạn ít nhất một dòng tế bào máu, số bệnh nhân rối loạn ở cả ba dòng chiếm tỉ lệ cao với 55,6%. Trong đó, rối loạn dòng bạch cầu chiếm tỉ lệ cao nhất với 84,1%, số lượng bạch cầu có xu hướng tăng, với trung vị 17 G/l, chỉ có 19% số bệnh nhân có giảm bạch cầu. 77,8% bệnh nhân có thiếu máu, đặc điểm thiếu máu chủ yếu là thiếu máu bình sắc (68,3%). 74,6% có bất thường dòng tiểu cầu, trong đó giảm số lượng tiểu cầu chiếm 57,2% và 17,4% bệnh nhân tăng tiểu cầu. Kết luận: Ở các bệnh nhân ung thư tạng khi có các thay đổi bất thường các dòng tế bào máu, đặc biệt là tăng bạch cầu không liên quan nhiễm trùng, giảm hoặc tăng tiểu cầu cần chú ý tầm soát bệnh máu ác tính.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. F B, J F, I S, Rl S, La T, A J. Global cancer statistics 2018: GLOBOCAN estimates of incidence and mortality worldwide for 36 cancers in 185 countries. CA: a cancer journal for clinicians. 2018;68(6). doi:10.3322/caac.21492
2. Phạm Quang Vinh. Huyết Học - Truyền Máu Cơ Bản. NXB Y Học; 2018.
3. Pham T, Bui L, Kim G, Hoang D, Tran T, Hoang M. Cancers in Vietnam—Burden and Control Efforts: A Narrative Scoping Review. Cancer Control. 2019;26(1):1073274819863802. doi:10.1177/1073274819863802
4. Morton LM, Dores GM, Schonfeld SJ, et al. Association of Chemotherapy for Solid Tumors With Development of Therapy-Related Myelodysplastic Syndrome or Acute Myeloid Leukemia in the Modern Era. JAMA Oncology. 2019;5(3): 318-325. doi:10.1001/jamaoncol. 2018.5625
5. Qiu M zhen, Xu R hua, Ruan D yun, et al. Incidence of anemia, leukocytosis, and thrombocytosis in patients with solid tumors in China. Tumor Biol. 2010;31(6):633-641. doi:10.1007/s13277-010-0079-8
6. Montagnana M, Danese E. Red cell distribution width and cancer. Annals of Translational Medicine. 2016;4(20):399-399. doi:10.21037/atm. 2016.10.50
7. van Es N, Sturk A, Middeldorp S, Nieuwland R. Effects of Cancer on Platelets. Seminars in Oncology. 2014;41(3):311-318. doi:10.1053/ j.seminoncol.2014.04.015
8. Bailey SER, Ukoumunne OC, Shephard E, Hamilton W. How useful is thrombocytosis in predicting an underlying cancer in primary care? a systematic review. Family Practice. 2017;34(1):4-10. doi:10.1093/fampra/cmw100
9. Detopoulou P, Panoutsopoulos GI, Mantoglou M, et al. Relation of Mean Platelet Volume (MPV) with Cancer: A Systematic Review with a Focus on Disease Outcome on Twelve Types of Cancer. Curr Oncol. 2023;30(3):3391-3420. doi:10.3390/curroncol30030258
10. Tavakkoli M, Wilkins CR, Mones JV, Mauro MJ. A Novel Paradigm Between Leukocytosis, G-CSF Secretion, Neutrophil-to-Lymphocyte Ratio, Myeloid-Derived Suppressor Cells, and Prognosis in Non-small Cell Lung Cancer. Front Oncol. 2019;9:295. doi:10.3389/fonc.2019.00295